Viêm Trợt Hang Vị Dạ Dày Là Gì? Nguy Hiểm Không?
Viêm trợt hang vị dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến. Khi mắc bệnh sẽ gây ra tình trạng lớp niêm mạc bị viêm nhiễm cũng như hình thành các vết xước nhẹ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Viêm trợt hang vị dạ dày là gì?
Dạ dày là nơi phình to nhất trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Dạ dày có hai bờ cong lớn và bờ cong nhỏ được phân thành nhiều phần gồm: đáy vị, thân vị, hang vị, môn vị. Phần hang vị là đoạn nằm gần cuối dạ dày, là bộ phận dễ bị tổn thương hay nhiễm khuẩn nhất.
Viêm trợt hang vị dạ dày là những vết xươc nhỏ xuất hiện ở niêm mạc hang vị dạ dày tương tự như những vết xước trên da do qua quẹt phải vật gì. Vì đây là nơi dễ bị tổn thương nhất của dạ dày nên dù chỉ là những vết xước nhỏ nhưng lại vô cùng khó lành.
Các vết trợt xuất hiện rải rác ở vùng hang vị dạ dày và một số vùng lân cận. Trên hình ảnh nội soi, có hai kiểu viêm trợt hang vị thường thấy đó là: viêm trợt phằng và viêm trợt nổi (còn gọi là trợt lồi). Căn cứ vào loại trợt nào xuất hiện nhiều hơn, bác sĩ sẽ kết luận bạn bị viêm trợt nổi hang vị hoặc viêm trợt phẳng hang vị.
Tùy thuộc vào hình thái tổn thương mà bệnh lý này được các nhà nghiên cứu chia làm 4 loại chính như sau:
- Viêm trợt lồi hang vị: Các vết trợt ở niêm mạc có xu hướng lồi ra phía ngoài, dễ va chạm với thức ăn cũng như dịch vị dạ dày. Vì vậy mà triệu chứng và mức độ viêm nhiễm ở dạng này thường nặng nề nhất.
- Viêm trợt phẳng hang vị dạ dày: Hình thái của các vết trợt xước ở niêm mạc thường nông và phẳng, người bệnh gặp triệu chứng nhẹ.
- Viêm trợt xung huyết hang vị dạ dày: Tổn thương ở niêm mạc hang vị dạ dày thường sẽ sưng đỏ lên, xung huyết và thường bị rướm máu ở các vết trợt xước.
- Viêm trợt phù nề xung huyết: Tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc hang vị tiến triển khiến cho máu ứ đọng và làm phát sinh tình trạng phù nề, xuất huyết.
Nguyên nhân gây viêm hang trợt dạ dày
Viêm trợt hang vị có thể khởi phát do nhiều yếu tố khác nhau. Các nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này, bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Vi khuẩn này sinh sống sâu trong niêm mạc dạ dày và có xu hướng làm tăng tiết dịch vị. Khi nhiễm vi khuẩn này, bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm trợt hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày,…
- Uống rượu khi đói: Cồn và các hóa chất có trong rượu có khả năng ăn mòn niêm mạc và kích thích dạ dày tăng tiết acid. Vì vậy sử dụng rượu thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm trợt hang vị.
- Lạm dụng thuốc kháng viêm NSAID: Thuốc kháng viêm có tác dụng giảm các cơn đau thường gặp. Tuy nhiên việc lạm dụng loại thuốc này có thể ức chế cyclooxygenase (COX) trong cơ quan tiêu hóa, dẫn đến tình trạng hình thành viêm loét niêm mạc và tăng nguy chảy máu.
- Nguyên nhân khác: Ngoài ra viêm trợt hang vị còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như ngộ độc thức ăn thường xuyên, hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài, thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng cà phê,…
Dấu hiệu bệnh viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm phát sinh nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường không có tính đặc trưng nên rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm trợt hang vị, bao gồm:犀利士
- Đau thượng vị: Là cơn đau ở vùng trên rốn, có mức độ âm ỉ đến dữ dội. Cơn đau thường phát sinh sau khi ăn hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
- Buồn nôn và nôn mửa: Acid dịch vị có thể gây kích thích niêm mạc bị viêm và các vết trợt, từ đó gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
- Ợ hơi và ợ chua: Ợ hơi và ợ chua là một trong những triệu chứng do viêm trợt hang vị gây ra. Nguyên nhân là do bệnh lý này làm tăng tiết acid dịch vị và giảm chức năng tiêu hóa khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày và lên men.
- Sút cân nhanh chóng: Vết trợt xuất hiện ở dạ dày khiến cơ quan này giảm chức năng tiêu hóa và chậm hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra tình trạng đau thượng vị sau khi ăn cũng có thể khiến bạn chán ăn hoặc ăn không ngon, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và sút cân nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bệnh lý này còn có thể gây ra một số triệu chứng như người xanh xao, mệt mỏi, thiếu tập trung, mất ngủ, chướng bụng, ăn không ngon,…
Mức độ nguy hại của bệnh viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị xuất hiện do một số nguyên nhân bài viết vừa liệt kê trên. Nếu nhanh chóng cắt đứt những tác nhân gây hại này, các tế bào ở dạ dày có thể trở lại được trạng thái cũ. Ngược lại, nếu chủ quan, không sớm điều trị, những vết trợt có thể tiến triển thành ổ loét.
So với vết trợt, ổ loét khó lành hơn rất nhiều hoặc nếu lành lại, chúng sẽ để lại sẹo (giống như xước sâu ở da tay có thể hình thành sẹo), gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Trường hợp viêm loét nặng, ổ loét có thể gây chảy máu ồ ạt khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng như: đau dạ dày, đi ngoài ra máu, nôn ra máu, mất máu, thiếu máu vô cùng nguy hiểm.
Một điểm nguy hiểm khác của bệnh viêm trợt hang vị dạ dày đó là chảy máu kéo dài. Viêm trợt hang vị dạ dày không gây chảy máu ồ ạt, nhiều trong một lần nhưng hiện tượng trên lại gây chảy máu âm ỉ, kéo dài, nếu không nhanh chóng điều trị, bệnh nhân có thể bị xanh xao, thiếu máu, gầy yếu…
Các phương pháp điều trị viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị dạ dày chủ yếu được điều trị bằng cách dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt. Trong trường hợp có biến chứng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để bảo tồn tính mạng cho người bệnh.
1. Sử dụng thuốc
Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm trợt hang vị dạ dày được cân nhắc theo từng nguyên nhân cụ thể.
Các loại thuốc có thể được sử dụng để trị viêm hang trợt dạ dày thì cũng tương tự như thuốc trị viêm loét dạ dày như:
- Thuốc kháng sinh (Clarithromycin, Mentrodinazole, Amoxicillin,…): Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm trợt loét hang vị do vi khuẩn Hp gây ra. Vì loại thuốc này không có khả năng điều trị triệu chứng nên thường được phối hợp với một số loại thuốc khác.
- Thuốc ức chế bơm proton (Esomeprazol, Omeprazol,…): Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tiết dịch vị dạ dày trong thời gian dài. Vì vậy được sử dụng cho trường hợp viêm trợt hang vị do tăng tiết acid quá mức.
- Thuốc ức chế thụ cảm histamine H2: Loại thuốc này có khả năng ức chế tế bào viền ở dạ dày nhằm giảm sản xuất acid dịch vị. Thuốc ức chế histamine H2 thường được thay thế cho thuốc ức chế bơm proton do nhóm thuốc này có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc kháng acid (chứa nhôm/ magie hydroxid): Nhóm thuốc này có khả năng bảo vệ niêm mạc và kháng acid dạ dày. Thuốc kháng acid có tác dụng nhanh, giúp cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy,…
Khi sử dụng thuốc điều trị, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để dự phòng những rủi ro có thể xảy ra. Tuyệt đối không tự ý phối hợp thuốc hoặc tăng/ giảm liều lượng.
2. Khi nào cần phẫu thuật?
Trường hợp điều trị ngoại khoa thường áp dụng đối với trường hợp bị tăng axit dạ dày vĩnh viễn, cần phẫu thuật đường thể dịch tức là cắt bỏ những bộ phận tiết gastrin và HCl như cắt bỏ 2/3 hoặc 3/4 dường dạ dày, cắt bỏ hang vị hoặc cắt dây thần kinh phế bị qua đường thần kinh.
3. Tránh xa những yếu tố gây bệnh
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm trợt hang vị dạ dày đầu tiên đó là người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Theo đó, bạn cần:
- Hạn chế một số thực phẩm gây hại cho dạ dày: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua, đồ ăn lên men, thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa nhiều chất kích thích tăng tiết axit dạ dày.
- Bổ sung một số món ăn có lợi cho dạ dày: Bên cạnh việc loại khỏi thực đơn một số món ăn không tốt cho vết viêm trợt dạ dày, bạn cần bổ sung một số món ăn có tính kháng viêm, trung hòa axit dạ dày, gia tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc hạng vị dạ dạ dày.
- Từ bỏ những thói quen gây tổn hại dạ dày: Ăn quá no hay để bụng đói, nằm ngay sau khi ăn hoặc vận động mạnh sau khi ăn, bỏ bữa, ăn vội… đều là những thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, người bệnh cần lưu ý.
- Giữ tinh thần thư thái, thoải mái: Để tránh những vết trợt loét ngày càng nghiêm trọng, người bệnh tránh lo âu phiền muộn. Thay vào đó, nên thư giãn, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
4. Các giải pháp tự nhiên hỗ trợ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể kết hợp các mẹo tự nhiên để hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Đồng thời thúc đẩy quá trình sửa chữa và làm lành tổn thương tại niêm mạc hang vị dạ dày. Giải pháp tự nhiên có thể sử dụng bao gồm:
- Sử dụng nghệ
Hàm lượng hoạt chất curcumin dồi dào trong củ nghệ có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó còn thúc đầy quá trình chữa lành niêm mạc bị tổn thương. Hoạt chất này ức chế được nhiều chủng vi khuẩn như Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus… Được cho là đáp ứng tốt với trường hợp viêm trợt hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp.
-
- Chuẩn bị 1 thìa cà phê tinh bột nghệ và 1 thìa cà phê mật ong
- Trộn đều với nhau rồi dùng trực tiếp vào trước bữa ăn
- Duy trì 2 – 3 lần/ngày cho tới khi khỏi bệnh
- Giải pháp từ gừng tươi
Gừng tươi còn được gọi là sinh khương có vị cay, tính ấm với công dụng đặc trưng là diệt khuẩn, tiêu viêm và làm ấm bụng. Nhiều thành phần trong gừng còn hỗ trợ thúc đẩy họt động tiêu hóa và làm lành tổn thương niêm mạc.
-
- Chuẩn bị khoảng vài ba lát gừng tươi
- Cho vào cốc hãm cùng 150ml nước sôi nóng trong 10 phút
- Uống khi nước gừng còn ấm vào sau bữa sáng hay bữa trưa
- Tuyệt đối không áp dụng cách này khi có dấu hiệu chảy máu tiêu hóa
- Sử dụng trà hoa cúc
Các triệu chứng của bệnh viêm trợt hang vị dạ dày có thể kích hoạt vào ban đêm và làm phiền giấc ngủ. Nhâm nhi một tách trà hoa cúc trước khi ngủ là giải pháp hữu hiệu lúc này. Trà hoa cúc sẽ giúp giảm co thắt dạ dày, kháng viêm, đồng thời còn giúp tinh thần thư giãn.
-
- Chuẩn bị 5 – 7 bông hoa cúc nhỏ ở dạng khô
- Đem rửa qua rồi cho vào ấm hãm cùng 200ml nước sôi nóng trong 10 phút
- Uống khi trà còn ấm vào trước thời điểm đi ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ
Cần chú ý nghiêm túc điều trị và chăm sóc tốt theo hướng dẫn bác sĩ khi bị viêm trợt hang vị dạ dày. Điều này sẽ giúp kiểm soát triệu chứng và thúc đầy quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng phát sinh. Bên cạnh đó, hãy chủ động tham khảo ý kiến BS chuyên khoa để có hiệu quả khỏi bệnh tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!