Bà Bầu Đau Thượng Vị Là Bị Gì? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?
Bà bầu bị đau thượng vị là vấn đề xảy ra phổ biến trong thai kỳ. Các chuyên gia sức khỏe đánh giá đây là bệnh lý tương đối lo ngại vì có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi mắc bệnh này cần phải tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt vừa giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ vừa đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân khiến bà bầu đau thượng vị
Đau vùng thượng vị khi mang thai là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở phần trên của bụng và được giới hạn ở đường giới hạn xương sườn. Tình trạng này tương đối phổ biến nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của một số nguyên nhân cần điều trị y tế.
Cụ thể, các nguyên nhân và bệnh lý có thể gây đau thượng vị khi mang thai thường bao gồm:
1. Tác động áp lực từ tử cung đang phát triển
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đau thượng vị có thể là dấu hiệu sớm khi mang thai. Điều này không có gì là bất thường khi phụ nữ trải qua các cơn co thắt không đều hoặc đau bụng, đầy hơi hoặc táo bón kéo dài.
Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu phát triển, tăng kích thước. Khi thai nhi phát triển lớn lên, tử cung mở rộng và chiếm phần lớn không gian bên trong ổ bụng. Điều này có thể chèn ép lên vùng thượng vị và các khu vực lân cận dẫn đến đau thượng vị hoặc khó chịu ở bụng.
Tình trạng này tương đối phổ biến và bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳ
Nguyên nhân hàng đầu mà chúng tôi muốn đề cập ở đây đó là sự thay đổi tự nhiên của cơ thể mẹ bầu để thích ứng với việc mang thai khiến bà bầu bị đau thượng vị.
Trong suốt thai kỳ, sự phát triển của thai nhi sẽ gây chèn ép không nhỏ đến dạ dày, bởi vậy mẹ bầu có thể bị chứng đau thượng vị trong suốt khoảng 9 tháng, đặc biệt là vào 3 tháng đầu.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, phụ nữ thường có thói quen ăn nhiều hơn bình thường, kết hợp với việc thay đổi hormone nữ giới khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa kịp và hình thành acid dư thừa tại dạ dày. Điều này dẫn đến trào ngược acid dạ dày thực quản và gây nên chứng đau thượng vị.
3. Căng dây chằng tròn hỗ trợ tử cung
Tình trạng căng dây chằng tròn hỗ trợ tử cung có thể khiến thai phụ bị đau âm ỉ ở vùng thượng vị. Dây chằng tròn nối với xương mu từ phần trên của tử cung, có tác dụng hỗ trợ tử cung trong việc nâng đỡ bào thai, bảo vệ bào thai và ngăn tổn thương phát sinh.
Tuy nhiên khi phát triển và đạt kích thước lớn, dây chằng tròn sẽ bị kéo căng tạo ra cảm giác khó chịu, đau âm ỉ ở bụng, mông và lưng. Cơn đau có thể xảy ra từ 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên mức độ đau sẽ tăng lên và đau thường xuyên hơn khi thai phụ mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
4. Có tiền sử bệnh đau dạ dày
Những người đã từng bị đau dạ dày trước đó sẽ có nguy cơ cao bị đau thượng vị trong giai đoạn mang thai. Vì những thay đổi của cơ thể sẽ làm cho bệnh dễ tái phát, gây nên các triệu chứng bệnh. Đau rát vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này.
4. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai là một trong những nguyên dẫn đến đau vùng thượng vị. Theo các thống kê cho thấy có khoảng từ 17 – 45% phụ nữ trong giai đoạn mang thai mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ có khởi cơn đau thượng vị.
Khi tử cung tăng kích thước sẽ tăng áp lực lên thực quản và dạ dày, dẫn đến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, triệu chứng trào ngược dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu nằm.
5. Các vấn đề về gan, mật
Khi các hormone nội sinh thay đổi trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hiện tượng ứ mật. Tình trạng này điển hình bởi triệu chứng ngứa ngáy da không nổi mề đay, mẩn ngứa. Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị đau vùng thượng vị, vàng mắt hoặc da, buồn nôn và nôn mửa.
Ứ mật trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn gan và phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát tình trạng này, trong một số trường hợp mẹ bầu được chỉ định sinh sớm hơn lịch trình nhằm ngăn ngừa các biến chứng phát sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
6. Các bệnh về tiêu hóa
Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau thượng vị ở tháng cuối thai kỳ khởi phát là do hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Một số bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hay xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp tính, viêm đại tràng… đều có thể là thủ phạm.
Ngoài gây đau vùng thượng vị các bệnh lý này thường gây ra những triệu chứng khác. Điển hình như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…
Nguyên nhân bệnh lý và các yếu tố sinh lý kích hoạt đồng thời sẽ khiến cho mức độ đau tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
7. Một số yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì còn một số yếu tố khác cũng được cho là liên quan trực tiếp đến tình trạng đau thượng vị ở mẹ bầu vào thời điểm tháng cuối thai kỳ. Phải kể đến như:
- Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn đồ chua cay, thức ăn nhiều dầu mỡ hay ăn quá nhiều 1 bữa… cũng đều là những yếu tố được cho là nguy cơ gây đau thượng vị.
- Bệnh lý về gan mật: Do các cơ quan này cũng tham gia trực tiếp vào quá trình tiết dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Những bệnh thường gặp bao gồm viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật.
- Giun chui ống mật: Tình trạng này không chỉ khiến mẹ bầu bị đau ở vùng thường vị dữ dội mà còn toát mồ hôi, lạnh cả người.
- Bệnh tuyến tụy: Mẹ bầu cũng cần dè chừng với bệnh viêm tụy cấp tính khi cơn đau đột ngột xuất hiện ở vùng thượng vị.
Đau vùng thượng vị khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau thượng vị khi mang thai là tình trạng phổ biến và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định để sức khỏe của mẹ và bé.
Cụ thể, bà bầu đau thượng vị có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như:
- Thiếu dinh dưỡng: Các cơn đau và khó chịu ở dạ dày khiến bà bầu chán ăn, ăn mất ngon hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Điều này có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng ở người mẹ và dẫn đến sự phát triển không khỏe mạnh ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
- Mệt mỏi mãn tính: Đau vùng thượng vị khi mang thai có thể khiến bà bầu nghỉ không thoải mái dẫn đến mệt mỏi và dễ tức giận. Điều này có thể ảnh đến tâm lý của mẹ và cả thai nhi.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Đau thượng vị khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, túi mật, lá lách và tuyến tụy. Việc điều trị trong quá trình mang thai thường gặp nhiều khó khăn, hạn chế, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Cách xử lý đau thượng vị ở bà bầu an toàn
Đa số các trường hợp bị đau thượng vị khi có thai sẽ ưu tiên áp dụng các biện pháp không sử dụng thuốc, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Dựa vào nguyên nhân khởi phát và mức độ của triệu chứng mà bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn một số cách chữa đau thượng vị tại nhà như:
- Tránh dung nạp chất béo không lành mạnh: Các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc chất béo chuyển hóa có thể tăng kích thích dạ dày, túi mật, thực quản dẫn đến khởi phát cơn đau vùng thượng vị ở mẹ bầu.
- Chia nhỏ các bữa ăn: Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn từ 6 – 8 bữa. Điều này không chỉ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất mà còn giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Tránh được chứng chướng bụng, đầy hơi và đau vùng thượng vị.
Chườm ấm: Đây là cách nhanh nhất có thể giúp mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau kích hoạt ở vùng thượng vị. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng túi chườm ấm và áp trực tiếp lên vùng thượng bị đang bị đau khoảng 5 – 10 phút rồi ngưng và có thể lặp lại thêm 1 lần nữa.
- Uống nước muối ấm: Muối có tính sát khuẩn rất cao với tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, đồng thời ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại. Nước muối ấm được cho là có thể giúp mẹ bầu xoa dịu bớt cơn đau ở vùng thượng vị. Hơn nữa, giải pháp này lại rất an toàn và không tiềm ẩn những tác dụng ngoại ý.
- Uống nước chanh mật ong: Đây cũng là một giải pháp an toàn dành cho mẹ bầu. Mật ong và chanh đều là những nguyên liệu có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Đồng thời chúng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu.
- Uống nước chanh mật ong: Đây cũng là một giải pháp an toàn dành cho mẹ bầu. Mật ong và chanh đều là những nguyên liệu có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Đồng thời chúng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cải thiện các triệu chứng đau thượng vị.
- Massage vùng thượng vị: Massage là liệu pháp đơn giản có thể đáp ứng với nhiều trường hợp đau nhức. Trong đó, với trường hợp đau thượng vị khi mang thai tháng cuối mẹ bầu cũng có thể áp dụng cách này. Việc sử dụng lực tay nhẹ nhàng xoa bóp theo chuyển động tròn lên vùng thượng vị giúp mẹ bầu thấy dễ chịu hơn.
- Tránh vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn: Thói quen nằm hay vận động mạnh ngay sau khi ăn sẽ tạo áp lực lên dạ dày, thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược và đau ở vùng thượng vị.
- Thường xuyên vận động: Duy trì vận động nhẹ nhàng từ 15 – 30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng làm giãn các cơ, tránh tình trạng chuột rút và cải thiện cơn đau thượng vị trong thời kỳ mang thai.
- Cung cấp đủ nước: Việc bổ sung đủ lượng nước lọc mỗi ngày rất cần thiết cho cơ thể, không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn mà còn phòng ngừa cơn đau thượng bị, chứng chướng bụng, đầy hơi và táo bón.
- Tránh táo bón: Thông thường, phụ nữ mang thai thường gặp phải chứng táo bón và dẫn đến đau vùng thượng vị. Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước nhằm giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa tốt hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?
Trường hợp mẹ bầu bị đau vùng thượng vị ở mức độ nhẹ và không thường xuyên tái phát thì không cần đến bệnh viện, có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để kiểm soát triệu chứng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau thượng vị xuất hiện thường xuyên trong quá trình mang thai, mức độ có xu hướng trở nên nặng nề kèm theo các biểu hiện khác. Lúc này mẹ bầu nên nhanh chóng bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.
Ngoài ra, mẹ bầu chủ động đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Sốt cao
- Đi đại tiện ra máu tươi
- Dịch nôn có màu cà phê hoặc máu tươi
- Tròng mắt hoặc da có màu vàng
- Đau bụng hoặc sưng bụng dữ dội
- Cơn đau thượng vị kéo dài hơn 2 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Khó thở
- Tình trạng táo bón kéo dài
- Ăn không ngon
- Cảm giác bị nóng rát khi đi tiểu
- Sụt cân không kiểm soát
Trong một số trường hợp, triệu chứng đau vùng thượng vị ở bà bầu còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, khi nhận thấy các biểu hiện trên, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.
Hầu hết các nguyên nhân gây đau vùng thượng vị khi mang thai không nghiêm trọng và cũng không thể phòng ngừa hoàn toàn. Đối với hầu hết phụ nữ, chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các cơn đau. Tuy nhiên, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hoặc cần tư vấn cụ thể hơn về kế hoạch chăm sóc trong thai kỳ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!