Viêm Xoang Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Nhanh Chóng
Viêm xoang cấp là diễn biến bệnh ở mức độ đầu của bệnh lý viêm xoang. Người mắc phải tình trạng này thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bệnh thường lây nhiễm qua việc tiếp xúc với các dịch do người bệnh hắt hơi, ho. Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang, ly uống nước… cũng là một trong những yếu tố có thể lây bệnh.
Viêm xoang cấp là gì?
Viêm xoang cấp là tình trạng nhiễm trùng, ứ đọng dịch tại các xoang trong khoảng thời gian dưới 4 tuần. Đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Tai Mũi Họng Quân dân 102 : “Tỷ lệ người Việt có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang lên đến 30% và cứ mỗi năm thì có khoảng hơn 800.000 ca nhập viện. Mặc dù viêm xoang cấp có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi 20 – 65 tuổi”.
Ngoài ra, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bao gồm:
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Phụ nữ có thai
- Người có giải phẫu mũi bất thường
- Người có cơ địa dị ứng
- Người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm
- Người bị sâu răng, nhiễm trùng răng
- Người mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
Nguyên nhân gây ra viêm xoang cấp
Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang cấp tính. Các yếu tố gây bệnh chủ yếu mà chúng ta có thể kể đến bao gồm:
- Nhiễm virus cảm lạnh thông thường, mắc các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng cấp, viêm amidan… Ngoài ra, nhiễm khuẩn răng lợi hoặc nhiễm khuẩn vòm họng
- Có sự bất thường về giải phẫu: Vùng họng xuất hiện các khối u, vẹo lệch vách ngăn, bóng sàng, quá phát mỏm móc, bị VA quá phát, bóng khí cuốn giữa…
- Do nhiễm siêu vi, vi trùng, nấm
- Mắc các bệnh toàn thân như xơ nang, các bệnh làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu.
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang cấp
Khi bị viêm xoang cấp, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu giống và khác với một số bệnh về đường hô hấp khác. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ nhầm lẫn. Cụ thể như sau:
- Mũi chảy dịch với đặc điểm thường thấy là nhầy, đặc, có màu xanh hoặc vàng, trong một vài trường hợp còn có mùi hôi.
- Sổ mũi hoặc mũi bị nghẹt gây ra tình trạng khó thở cho người bệnh. Đặc biệt là vào buổi tối, tình trạng này còn xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Nếu kéo dài có thể làm giảm khứu giác.
- Cơ thể mệt mỏi, đôi khi nhức đầu hoặc bị sốt nhẹ.
- Vùng mặt bị đau nhức thành từng đợt tại những vị trí khác nhau. Nếu viêm xoang trán thì người bệnh sẽ đau ở vùng giữa chân mày. Viêm xoang hàm là má. Viêm xoang sàng trước là giữa 2 mắt. Viêm xoang bướm sẽ là đau vùng sau gáy và đau nhức trong đầu. Nhưng dù đau tại vị trí nào, người bệnh cũng sẽ có cảm thấy nặng mặt, trán, thái dương hoặc 2 bên má. Trường hợp nặng có thể lan lên tỉnh đầu, thậm chí là đau nhức vùng răng hàm.
Viêm xoang cấp gây ra các triệu chứng như đau khắp vùng mặt, chảy dịch ở mũi
Viêm xoang cấp có nguy hiểm không?
Viêm xoang cấp có nguy hiểm không? Trả lời vấn đề này theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102, viêm xoang cấp không quá nguy hiểm, có thể ngăn ngừa. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, đúng cách bệnh sẽ diễn tiến nhanh chóng, nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm xoang mãn tính: Tình trạng bệnh cấp tính không được giải quyết, kéo dài dai dẳng sẽ dễ dàng chuyển sang mãn tính nặng và khó điều trị hơn.
– Viêm mũi: Xoang và mũi là hai bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi xoang bị viêm, lượng dịch nhầy từ xoang sẽ ồ ạt đổ vào mũi khiến mũi cũng bị viêm nhiễm.
– Viêm họng: Dịch nhầy, đờm nhớt đổ vào họng lâu dần sẽ khiến niêm mạc tại đây bị tổn thương, sưng đỏ và dần dần bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm họng.
– Viêm tai giữa: Đờm, dịch nhày do viêm xoang không được xử lý sẽ dẫn đến ứ đọng và chảy vào tai, gây viêm tai giữa.
Các phương pháp điều trị viêm xoang cấp tính
Để chữa bệnh viêm xoang cấp tính, cần phải xác định được tình trạng bệnh lý và nguyên nhân. Đối với những người mắc bệnh nhẹ, chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị đơn giản và có cách chăm sóc bệnh nhân viêm xoang cấp phù hợp thì các triệu chứng sẽ mau chóng được cải thiện. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:
1. Sử dụng các loại thuốc súc rửa mũi chữa viêm xoang cấp
Dung dịch nước muỗi loãng 0,9% thường được dùng để rửa mũi. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa và giảm được tình trạng viêm nhiễm. Cách thực hiện như sau: Chỉ cần nhỏ trực tiếp dung dịch nước muối vào các hốc mũi rồi cúi mặt xuống để nước muối chảy ra ngoài. Sau đó xì để rửa sạch mũi.
2. Điều trị viêm xoang cấp bằng mẹo dân gian
Trong thời kỳ bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian để chữa trị tại nhà. Một vài loại thảo dược như lá diếp cá, trầu không, bạc hà, tỏi, gừng… rất dễ kiếm, cách bào chế cũng đơn giản. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa viêm xoang cấp tại nhà theo dân gian dưới đây:
- Nước muối sinh lý: Sử dụng xi lanh 20cc hoặc bình rửa mũi chuyên dụng để lấy dung dịch nước muối NaCl 0,09%. Sau đó nghiêng đầu sang bên phải, bơm dung dịch vào bên mũi trái để dịch thoát từ bên trái sang bên phải. Thực hiện với bên còn lại tương tự.
- Lá diếp cá: Lấy 1 nắm lá diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn cùng vài hạt muối. Chỉ lấy phần nước cốt và bỏ phần bã, dùng bông y tế thấm dung dịch và thoa vào hai bên mũi. Khi xoang tiết dịch thì xì mũi nhẹ nhàng để chất dịch viêm được dẫn ra ngoài.
- Lá bèo cái: Lấy 250g lá bèo cái tươi rửa sạch và đem giã nát. Lấy phần nước cốt bèo và pha loãng với nước lọc theo tỉ lệ 1 phần bèo cái thì 2 phần nước lọc. Thực hiện biện pháp này hàng ngày cho đến khi hết triệu chứng.
Mặc dù các bài thuốc này đều giúp thuyên giảm triệu chứng nhưng không có khả năng trị bệnh tận gốc. Do đó người bệnh không nên lạm dụng dùng trong trường hợp bệnh do virus, vi khuẩn, nấm gây ra. Hiệu quả của bài thuốc cũng phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa người bệnh. Sau 3-5 ngày điều trị không mang lại hiệu quả tốt, người bệnh nên ngừng sử dụng và chuyển sang các biện pháp có tính chuyên sâu hơn.
3. Thuốc giảm đau do viêm xoang cấp
Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng cho người viêm xoang cấp đó là: Amoxicillin, Aspirin, Naproxen, Cephalosporin hay có thể sử dụng Acetaminophen những loại thuốc này sẽ giúp giảm sưng tấy tại vị trí viêm và hạ sốt.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm xoang cấp
Bên cạnh việc dùng thuốc, chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ giúp các triệu chứng mau chóng được cải thiện hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bị viêm xoang mũi cấp:
- Phải tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị, uống thuốc theo đơn và cần đảm bảo đúng liều lượng, đúng thời gian. Không được tự ý thay đổi thuốc, không được tự ý ngưng thuốc.
- Tái khám đúng hẹn
- Rửa mũi bằng nước mũi đúng cách và thường xuyên. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày, có thể dùng nước muối sinh lý ấm hoặc dung dịch vệ sinh mũi theo hướng dẫn.
- Vệ sinh họng miệng hàng ngày. Nên đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm giảm bớt vi khuẩn trong cổ họng.
- Nếu ở trong phòng ngủ hoặc phòng làm việc có sử dụng điều hòa, cần có máy làm ẩm không khí.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông.
- Đeo khẩu trang khi đi đường hoặc làm việc trong các môi trường nhiều khói bụi, nhiều hóa chất.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cần hạn chế lao động nặng hoặc chơi các môn thể thao đòi hỏi dùng nhiều sức lực.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Không nên hút thuốc lá hoặc dùng rượu bia và các chất kích thích.
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại rau xanh và trái cây tươi. Tránh ăn những thực phẩm đông lạnh, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm xoang cấp và cách điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng khó lường. Vì thế, tốt nhất là hãy thực hiện các biện pháp chữa trị và phòng ngừa sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!