Viêm Xoang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Viêm xoang là bệnh hô hấp phổ biến ở nước ta. Bệnh gây ra tình trạng các xoang và đường mũi bị đỏ, viêm đau do các lỗ thông xoang bị tắc, ứ đọng dịch nhầy. Theo lời khuyên của các bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm, tránh tình trạng viêm xoang kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm xoang là gì?
Bệnh viêm xoang được gọi chung là viêm mũi xoang, xảy ra khi lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm. Vì một nguyên nhân nào đó khiến cho lớp niêm mạc ở trong tình trạng phù nề. Nó làm cho quá trình tiết dịch nhầy tăng lên và hệ quả làm cho các xoang bị tắc nghẽn.
Bệnh được chia thành 2 dạng chính là cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh diễn tiến trong thời gian ngắn và khỏi trong thời gian dưới 4 tuần thì được gọi là viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, khi không được điều trị kịp thời hoặc không được điều trị đúng cách, bệnh kéo dài dai dẳng trên 3 tháng thì được gọi là viêm xoang mạn tính. Ngoài ra, tùy vào diễn tiến của bệnh mà nó còn được phân chia thành các dạng khác. Chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn vấn đề này ở phần sau.
Phân loại
Dựa vào vị trí mắc bệnh mà chúng ta có thể chia ra thành các loại viêm xoang như sau:
- Viêm xoang hàm
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm đa xoang
Dựa vào thời gian mắc bệnh, chúng lại được chia thành:
- Viêm xoang cấp: Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm lạnh (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, vùng mặt đau nhức…) Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, biến mất sau khoảng 10 – 14 ngày. Nhưng cũng có những trường hợp kéo dài hơn 4 tuần.
- Viêm xoang bán cấp: Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân kéo dài từ 4 – 8 tuần
- Viêm xoang mạn tính: Các triệu chứng bệnh kéo dài trên 8 tuần
- Viêm xoang tái phát: Là tình trạng bệnh có thể tái phát nhiều đợt trong cùng một năm.
Nguyên nhân dẫn tới viêm xoang
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên như :
-
Sự tấn công của vi khuẩn, nấm, virus vào khiến xoang mũi bị tổn thương, chất nhầy tích tụ làm cho sự lưu thông không khí khó khăn và dẫn tới tình trạng viêm.
-
Do bị dị ứng: khi bạn bị dị ứng phấn hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi hay hóa chất,… dẫn tới niêm mạc của xoang mũi bị phù nề gây tắc nghẽn dẫn tới nhiễm trùng xoang.
-
Do sống hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn, độ ẩm cao hoặc thường xuyên hút hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể dẫn tới xoang mũi.
-
Hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới sức đề kháng của cơ thể giảm, cơ thể lúc này không ngăn được các tác nhân gây bệnh. Vì vậy mà xảy ra tình trạng viêm xoang và những bệnh lý khác.
-
Thói quen sinh hoạt vệ sinh cá nhân không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn tới nguy cơ bị viêm xoang. Đặc biệt do thói quen không rửa tay và mặt nên khi chạm vào vùng mũi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển.
-
Khi tham gia hoạt động thể thao bị chấn thương vùng mặt, nhất là ở mũi khiến cho máu tụ, phù nề, gãy xương vùng mũi,… có thể dẫn tới dịch nhầy ứ đọng, tắc nghẽn gây lên bệnh.
-
Ngoài ra khi đi bơi ở các bể bơi cũng có thể bị viêm mũi do tác dụng phụ của chất Clo trong quá trình làm sạch nước bể.
Triệu chứng của viêm xoang
Bệnh viêm xoang mũi thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nặng hoặc sau một đợt cảm cúm kéo dài. Lúc này, người bệnh sẽ có những hiểu hiện sau đây:
- Đau nhức vùng trán hoặc khu vực gò má. Đây được xem là dấu hiệu bị viêm xoang phổ biến nhất.
- Khứu giác bị suy giảm, thậm chí không thể nhận biết được mùi hương
- Hắt hơi, sổ mũi sau đó là nghẹt mũi, chảy nước mũi. Dịch tiết chảy từ mũi có thể có thể trong hoặc có màu vàng xanh.
- Ho
- Dịch mũi chảy xuống vùng họng
- Có cảm giác đau răng ở hàm trên
- Hơi thở có mùi hôi
- Sốt. Thường là biểu hiện của viêm xoang nặng
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác mà không được chúng tôi đều cập. Trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Những cách điều trị bệnh viêm xoang
Điều trị viêm xoang sẽ dựa trên tình trạng và mức độ bệnh để xác định phương pháp điều trị thích hợp. Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh có thể điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian. Còn khi bệnh đã chuyển biến nặng hoặc có biến chứng, người bệnh buộc phải dùng thuốc tây, phẫu thuật hoặc áp dụng công nghệ xâm lấn tối thiểu DNR để chữa trị.
1. Điều trị nội khoa
Các trường hợp cấp tính thường chủ yếu được điều trị nội khoa. Lúc này bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, kháng dị ứng hoặc thuốc co mạch chống xuất tiết,…
Tuy nhiên, khi bạn sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều lượng, đúng cách để tránh những điều không mong muốn xảy ra và những tác dụng phụ mà thuốc mang đến. Đặc biệt bạn nên lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh quá liều sẽ khiến vi khuẩn nhờn thuốc, như vậy khiến bệnh càng trầm trọng hơn nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
2. Điều trị bệnh viêm xoang bằng mẹo dân gian
Hiệu quả điều trị viêm xoang bằng mẹo dân gian sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn và đúng cách để đạt kết quả tốt nhất. Trường hợp các triệu chứng viêm xoang không thuyên giảm sau vài ngày điều trị hoặc có dấu hiệu dị ứng, người bệnh nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
- Dùng tinh dầu bạch đằng
Nguyên liệu: Tinh dầu bạch đằng và nước nóng.
Cách thực hiện: Cho vài giọt tinh dầu bạch đằng vào bát nước nóng. Sau đó, tiến hành xông hơi bằng cách chùm khăn kín đầu. Thực hiện kiên trì thì sau một thời gian bệnh viêm xoang sẽ thuyên giảm nhiều.
- Dùng tỏi
Nguyên liệu: Một vài tép tỏi.
Cách thực hiện: Tỏi lột sạch vỏ, đem đi đập nhỏ và cho vào một chút nước. Sau đó, làm sạch vùng mũi rồi dùng bông tăm thấm nước cốt tỏi thoa lên vùng mũi bị xoang. Cuối cùng, người bệnh hỉ mũi và vệ sinh lại thật sạch.
- Dùng lá cây cỏ hôi, lá chanh và lá long não
Nguyên liệu: 100 gram lá cây cỏ hôi, 10 gram lá canh, 50 gram lá long não và 300ml nước.
Cách thực hiện: Đem các loại lá đi rửa sạch với nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi đến khi nước sắc lại còn 100ml thì tắt bếp. Dùng nước vừa nấu xông mũi 2 – 3 lần/ngày thì sau 7 – 10 ngày bệnh viêm xoang sẽ thuyên giảm.
- Dùng cây giao
Nguyên liệu: 20 đốt cây giao.
Cách thực hiện: Đốt cây giao đem đi cắt nhỏ rồi nghiền nát. Sau đó, cho cây giao vào nồi đun sôi rồi dùng giấy cuộn thành ống để hít hơi. Thực hiện hít qua đường mũi 5 – 7 lần thì chuyển qua hít đường miệng 2 – 3 lần, thời gian mỗi lần hít tối đa là 10 phút. Sau 5 -7 ngày, các triệu chứng viêm xoang sẽ cải thiện dần.
- Dùng hạt gấc
Nguyên liệu: 20 hạt gấc.
Cách thực hiện: Hạt gấc lấy nướng đen phần vỏ rồi đem đi giã nhỏ với một lượng rượu vừa đủ. Sau đó ngâm hỗn hợp trong 2 ngày thì dùng bông tăm thấm dung dịch rượu gấc bôi lên vùng mũi bị viêm xoang. Sau 3 phút thì hỉ mũi và lau thật sạch bằng khăn mềm.
3. Điều trị ngoại khoa (hay phẫu thuật)
Thông thường các bác sĩ chỉ định bệnh nhân nên tiến hành điều trị ngoại khoa phẫu thuật khi:
-
Việc điều trị nội khoa không hiệu quả, tình trạng viêm xoang vẫn diễn ra và kéo dài dai dẳng, hay tái phát lại (hay điều trị cho những trường hợp mạn tính).
-
Khi phát hiện những bất thường, tổn thương nặng xảy ra ở vùng xoang mũi như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi có kích thước lớn hơn bình thường.
-
Khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm như tình trạng viêm lan truyền sang vùng mắt hoặc chèn ép dây thần kinh thị giác của bạn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang
Viêm xoang không những gây khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến đời sống thường ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân là tránh nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:
- Phòng ngừa hoặc điều trị sớm khi bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhất cảm cúm. Các biện pháp nên thực hiện gồm có: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bị cúm, chích ngừa cúm hàng năm.
- Nếu thấy bị nghẹt mũi, sổ mũi cần phải có biện pháp xử lý ngay. Không được để tình trạng này kéo dài.
- Sau khi đi bơi, nếu bị nghẹt mũi nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước muối để vệ sinh mũi.
- Không được tự ý dùng các loại thuốc xịt mũi, dung dịch nhỏ mũi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả tươi, cá biển, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hay ăn các thức ăn không lành mạnh.
- Tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Đeo khẩu trang khi đi đường, đặc biệt là làm việc hoặc tới những nơi bụi bặm, nhiều hóa chất.
- Rèn luyện thân thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho bản thân.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm xoang và các biện pháp điều trị. Mắc phải chứng bệnh nào cũng sẽ gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Do đó, nắm rõ các thông tin về bệnh để chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa là điều cần thiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!