Viêm Xoang Đau Sau Gáy Là Dạng Viêm Xoang Gì? [Giải đáp]
Viêm xoang đau sau gáy là dạng viêm xoang gì? Nó có gây nguy hiểm gì không là một trong những thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây có thể là triệu chứng có thể gặp ở rất nhiều người bị nhiễm trùng xoang. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên và hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nguyên nhân viêm xoang đau sau gáy
Viêm xoang gây đau mỏi vai gáy hình thành do vi khuẩn xâm nhập và làm ứ đọng dịch tại các hốc xoang. Khi đó các phản ứng gây viêm phát triển, ảnh hưởng đến hệ thống rễ dây thần kinh xung quanh. Từ đó, chúng tác động trực tiếp tới khu vực gáy, vùng chẩm và đỉnh đầu.
Do đó, khi người bệnh bị bệnh viêm xoang sàng sau, người bệnh rất dễ gặp phải các cơn đau nhức trên diện rộng. Tình trạng này có thể nặng hơn vào ban đêm hoặc khi thời tiết trở lạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang sàng sau, gồm:
- Thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích ứng và gây suy giảm hệ miễn dịch
- Vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công đường hô hấp, hình thành sự viêm nhiễm
- Hốc xoang có cấu trúc đặc biệt với nhiều hang hốc khiến dịch nhầy và hại khuẩn tồn đọng lâu ngày dẫn tới viêm nhiễm.
- Ô nhiễm môi trường, khói bụi, yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
Viêm xoang đau sau gáy là dạng nào? Nguy hiểm không?
Viêm xoang là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ nhóm niêm mạc lót trong hốc xoang bị viêm nhiễm và phù nề. Lúc này, lỗ thông xoang sẽ bị thu hẹp khiến cho dịch nhầy bên trong xoang không thể thoát ra ngoài. Lâu dần hốc xoang sẽ bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây nhiễm trùng. Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đau nhức khắp mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, cảm giác nặng tại hốc xoang,…
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, cấu tạo xoang trên cơ thể gồm 4 phần khác nhau là xoang trán, xoang bướm, xoang sàng và xoang hàm. Dựa vào vị trí đau nhức do bệnh gây ra mà người ta có thể dự đoán được hốc xoang đang bị viêm nhiễm. Ví dụ như xoang trán gây đau nhức giữa hai lông mày, xoang hàm gây đau ở má, xoang sàng đau nhức ở hai mắt,… Còn trường hợp viêm xoang đau nhức sau gáy thường là do bệnh viêm xoang sàng sau và bệnh viêm xoang bướm gây ra.
+ Viêm xoang gây đau sau gáy có nguy hiểm không?
Viêm xoang đau sau gáy là dấu hiệu cho thấy vùng xoang sàng sau hoặc xoang bướm đang bị tổn thương. Đây là triệu chứng nguy hiểm cần tiến hành điều trị kịp thời để tránh phát sinh biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị viêm xoang đau sau gáy là:
- Viêm đa xoang xảy ra khi viêm nhiễm lan rộng đến nhiều hốc xoang khác nhau.
- Ảnh hưởng đến thị giác do biến chứng áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác, lồi nhãn cầu,… thậm chí là mù vĩnh viễn.
- Biến chứng nguy hiểm xảy ra tại não như viêm não, viêm màng não, áp xe não,… và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cách điều trị viêm xoang đau sau gáy
Để điều trị viêm xoang đau sau gáy, hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng và thể trạng mỗi người, các bác sĩ có thể đề xuất một trong số các phương pháp điều trị sau:
1. Một số mẹo chăm sóc và chữa viêm xoang nhức gáy tại nhà
Với trường hợp viêm xoang đau sau gáy chưa nặng, các biện pháp dưới đây có thể khắc phục và cải thiện hiệu quả một số triệu chứng bệnh:
- Vệ sinh bằng nước muối sinh lý:
Sử dụng nước muối sinh lý với nồng độ 0,9% có thể giúp làm loãng dịch nhầy mủ, sát trùng nhẹ và giảm các phản ứng viêm trong bệnh viêm xoang hiệu quả.
Tuy nhiên, do đặc điểm giải phẫu xoang sàng sau và xoang bướm nằm sâu bên trong, rất khó tác động tới nên người bệnh có thể thực hiện bằng cách ngửa đầu và bơm dung dịch nước muối vào. Sau đó giữ nguyên tư thế và xì sạch mũi để tống hết dịch mủ ra ngoài.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nước muối súc họng mỗi ngày để ngăn ngừa hoặc cải thiện biến chứng viêm họng, viêm phế quản thường gặp ở bệnh nhân viêm xoang sàng sau.
- Xông hơi:
Hơi ấm từ nước có thể làm tăng độ ẩm trong xoang, làm loãng dịch nhầy và tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Để tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các loại tinh dầu trong quá trình xông hơi.
Cụ thể, hãy nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu sả, tràm, bạch đàn hoặc bạc hà… vào chậu nước nóng được chuẩn bị để xông hơi. Trùm chăn kín đầu mặt rồi hít sâu, thở chậm để hơi nước mang theo tinh dầu đi sâu vào các hốc xoang phía sau và cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
Biện pháp này còn giúp người bệnh thư giãn, cải thiện tâm trạng và ngừa chứng mất ngủ do viêm xoang.
Lưu ý: Không sử dụng nước quá nóng, giữ khoảng cách giữa mặt và nước xông tốt nhất là 30cm, không để quả gần tránh gây bỏng hơi. Xông hơi liên tục mỗi ngày 1 – 2 lần, thời gian mỗi lần khoảng 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chườm ấm:
Nhiệt độ của các túi chườm có thể giúp tăng cường lưu thông máu, làm giãn nở các mạch máu, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề, tắc nghẽn khi bị viêm xoang. Giải pháp này hoàn toàn có thể giúp làm giảm nhanh các cơn đau sau gáy, đau đầu do nhiễm trùng xoang gây ra.
Người bệnh có thể sử dụng các túi chườm có nhiệt độ khoảng 60 -70 độ C, áp vào vùng say gáy trong khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 vài lần để đạt hiệu quả điều trị cao.
2. Trị viêm xoang chữa viêm xoang nhức gáy sau bằng Tây y
Nếu bệnh ở mức độ cấp tính và vẫn có thể kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tây với liệu trình từ 1 – 2 tuần. Một số loại thuốc Acetaminophen, Ibuprofen và Aspirin hoặc thuốc xịt mũi Steroid có tác dụng giảm đau, đẩy lùi triệu chứng khó chịu và khắc phục tình trạng sổ mũi ngắn hạn.
Ngoài ra nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc kháng sinh như amoxicillin , azithromycin (Zithromax), Augmentin hoặc Erythromycin.
Lưu ý, một số thuốc kháng Histamin có thể làm chất nhầy trong mũi xuất tiết nhiều hơn, dẫn đến ứ đọng, bít tắc lỗ thông xoang và khiến bệnh chuyển biến theo hướng xấu. Trong một số trường hợp, nếu hướng điều trị nội khoa không đem lại nhiều hiệu quả, bác sĩ có thể gợi ý phương pháp phẫu thuật viêm xoang sàng.
Đây là cách chữa giúp loại bỏ mô bị tổn thương và sửa chữa những bất thường của cấu trúc xoang mũi. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nên người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
Viêm xoang đau sau gáy là một trong những triệu chứng cần quan tâm đúng cách để hạn chế tác động xấu. Tốt nhất nên sớm thăm khám để được điều trị đúng cách với phác đồ từ bác sĩ. Ngoài ra, cần thực hiện tốt các khuyến nghị phòng ngừa để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!