Viêm Xoang Gây Khó Thở Phải Làm Sao?
Viêm xoang gây khó thở là một trong những triệu chứng mà người bệnh có thể mắc phải nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, tác hại và cách điều trị thế nào luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Nếu bạn đang mắc phải tình trạng này thì hãy tham khảo bài viết sau để được cung cấp những thông tin cần thiết.
Vì sao viêm xoang gây khó thở?
Khó thở, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi là những triệu chứng thường thấy khi người bệnh mắc viêm xoang. Nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở là do dịch nhầy kèm mủ bị ứng đọng trong các hốc xoang và mũi gây tắc đường thở, từ đó dẫn đến hiện tượng khó thở kèm theo biểu hiện đau đầu, chóng mặt và tức ngực.

Khi bị viêm xoang, tình trạng khó thở có thể gia tăng đặc biệt về đêm bởi lúc này nền nhiệt môi trường thay đổi trở nên lạnh hơn, cơ thể gây ra những phản ứng quá mẫn với tác nhân nhiệt độ gây nên ngạt mũi và khó thở.
Ngoài ra, vào ban đêm khi nằm ngủ, với tư thế nằm ngửa và gối đầu thấp khiến cho nước mũi và dịch xoang bị chảy ngược xuống họng khiến cho đường thở bị vướng. Oxy không được cung cấp đủ tới phổi gây ra tình trạng khó thở và đau tức ngực. Bởi vậy, những người bị viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… luôn gặp chứng khó thở khi bệnh tái phát.
Viêm xoang không thở được có nguy hiểm không?
Viêm xoang không thở được có nguy hiểm không? Trả lời cho vấn đề này, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam chi biết: “Không thở được do ứ dịch tại mũi là một triệu chứng của viêm xoang. Khi hệ thống xoang bị nhiễm trùng, dịch trong mũi sẽ thành mủ viêm và có kết cấu khá đặc. Mũi bị sưng nề, chức năng dẫn lưu dịch giảm nên gây ứ tắc lại mũi. Đây là triệu chứng viêm xoang thường gặp và tình trạng tắc nghẽn mũi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào sáng sớm hoặc về đêm.
Do khi nằm ngủ thì đầu thường ngả về phía sau nên dịch mũi càng khó lưu thông, thậm chí chảy ngược trở lại. Viêm xoang nặng càng thì dịch mủ viêm ứ lại càng nhiều, cản trở quá trình trao đổi không khí và khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực hơn. Nếu bệnh tiến triển càng xấu và khiến hô hấp trở nên khó khăn hơn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng viêm xoang.

Bác sĩ Phương cho biết, ngoài mắt thì biến chứng đường thở cũng rất phổ biến và có tỷ lệ tương đối cao. Các biến chứng về hô hấp dễ gặp nhất khi bị viêm xoang bao gồm:
- Viêm họng
- Loạn cảm họng
- Viêm thanh quản
- U lành thanh quản
- Viêm phế quản
- Hen suyễn
- Viêm tai giữa
Dù vậy, chỉ những biến chứng như viêm phế quản, hen suyễn mới khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đau tức ngực do ống dẫn khí bị phù nề làm rối loạn trao đổi không khí. Nếu người bệnh cảm thấy tức ngực, ho khan, ho có đờm nhiều kèm theo thở rít, thở khò khè thì cần nhập viện để cấp cứu ngay, tránh bị suy hô hấp ảnh hưởng đến tính mạng.
Cách điều trị viêm xoang gây khó thở
Để tránh tình trạng viêm xoang mũi khó thở trở nên tồi tệ hơn, người bệnh có thể tham khảo 5 cách điều trị viêm xoang tại nhà hiệu quả như sau:
- Xông hơi điều trị viêm xoang tại nhà:
Xông hơi là phương pháp điều trị viêm xoang tại nhà hiệu quả mà an toàn được nhiều người bệnh lựa chọn. Đây cũng là cách giúp đẩy lùi viêm xoang có gây khó thở mà người bệnh có thể thực hiện ngay, rất đơn giản.
Cách thực hiện bài thuốc xông chữa viêm xoang cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 1 chén nước nóng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn, dầu tràm (nếu không có có thể thay thế bằng một vài lát gừng), 1 chiếc khăn lớn (hoặc 1 chiếc phễu)
- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn, bạch hà, dầu tràm ( vài lát gừng) vào chén nước nóng (nước vừa sôi). Khi xông, người dùng đưa chén nước lại gần mũi, trùm kín bằng khăn lớn và từ từ hít hơi nóng từ hơi nước có chứa tinh dầu trong chén tỏa ra. Hoặc dùng phễu úp vào chén nước (lúc này không nên để nước quá nóng) rồi áp mũi và đầu nhỏ phễu và hít từ từ.
Hơi ấm từ hơi nước chứa tinh dầu đi vào ổ xoang mũi, giúp làm giảm đau rát, khó thở do viêm xoang gây ra. Việc dùng phễu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, tuy nhiên người dùng nên chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng hơi.
- Chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý:
Nước muối được biết đến với khả năng kháng viêm và diệt khuẩn vô cùng tốt, sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi có thể làm sạch mũi, tiêu diệt vi khuẩn, đẩy dịch nhầy mũi ra ngoài giúp mũi thông thoáng hơn, từ đó giúp mũi trở nên dễ thở và các ổ xoang bớt viêm nhiễm.

Người bệnh có thể dùng muối pha loãng với nước ấm thay thế nước muối sinh lý, rửa hoặc xịt mũi 2 lần/ ngày để cảm nhận được hiệu quả mang lại và giúp bảo vệ đường thở.
- Tắm với lá bạch đàn:
Lá bạch đàn là một trong những vị thuốc chuyên trị bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm xoang. Tinh dầu trong lá bạch đàn sau khi được giải phóng bởi hơi nóng có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, làm loãng dịch nhầy đường hô hấp nên giúp mũi thông thoáng. Tắm với lá bạch đàn là biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà khi gặp tình trạng viêm xoang gây nghẹt mũi.
- Mua lá bạch đàn chanh tươi về rửa sạch và búi thành một bó
- Buộc bó bạch đàn ở mặt lưng vòi hoa sen để tránh nước nóng làm hỏng lá
- Tắm bằng nước ấm hàng ngày, hơi nóng trong phòng sẽ giúp giải phóng tinh dầu bạch đàn.
- Mỗi khi lá héo hỏng thì thay mới, thực hiện hàng ngày để không gặp tình trạng ngạt mũi, khó thở.
Như vậy, để không phải mất ăn mất ngủ về việc bị viêm xoang có gây khó thở không cùng các hệ quả mà nó đem lại, người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe và điều trị đúng cách, đúng liều lượng. Hãy chủ động thực hiện nghiêm túc việc điều trị theo đề xuất của bác sĩ và kết hợp các biện pháp phòng ngừa tại nhà giúp bệnh tình nhanh chóng được cải thiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!