Viêm Xoang Bướm Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Viêm xoang bướm là một dạng bệnh tương đối phổ biến của bệnh lý viêm xoang.  Tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn nếu như người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thì bạn nên chủ động tìm hiểu dấu hiệu cũng như cách điều trị  bệnh viêm xoang bướm.

viêm xoang bướm
Viêm xoang bướm

Viêm xoang bướm là gì?

Viêm xoang bướm nằm sâu dưới phần nền của sọ, tại vị trí gắn liền với xoang tĩnh mạch hang và tuyến yên, giữa xương cánh 2 bên mũi và được phân tách bởi một vách ngăn mỏng. Xoang này cùng với các xoang khác có chức năng chính là lưu thông không khí và dẫn lưu dịch qua các lỗ thông. Thuộc nhóm xoang sàng sau, xoang bướm có 5 thành, bao gồm:

  • Thành trên tương ứng với tầng giữa và tầng trước của đáy sọ, tiếp giáp với tuyến yên và vùng dưới đồi của não (liên quan đến nhận thức cảm tính và khả năng điều chỉnh chức năng vận động)
  • Thành dưới là phần trần của vòm họng, hướng xuống thực quản và thanh quản
  • Thành trước (thành mũi) tạo nên phần sau của vòm họng, có lỗ thông xoang bướm
  • Thành sau tiếp giáp với đáy sọ (liên quan tới xoang tĩnh mạch chẩm ngang)
  • Thành ngoài là phần sau của hốc mắt
viêm xoang bướm
Hình ảnh mô tả vị trí vùng xoang bướm

Viêm xoang bướm là tình trạng xuất hiện viêm nhiễm, phù nề, dịch mủ tại xoang bướm. Vì là xoang nằm sâu bên trong tại vị trí gắn liền ổ mắt và các dây thần kinh nên nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả, bệnh lý này có thể gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như:

  • Sốt cao kèm những cơn co giật liên tục
  • Viêm xoang mạn tính
  • Ảnh hưởng hộp sọ, xương bị bào mòn
  • Nhiễm trùng ổ mắt (chiếm khoảng 85% trường hợp), suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa
  • Nhãn cầu lồi ra, cử động mắt khó khăn, có gai mắt nề
  • Biến dạng vách ngăn mũi

Nguyên nhân chính gây xoang bướm

– Nguyên nhân gây xoang bướm cũng tương tự như nguyên nhân gây viêm các xoang cạnh mũi khác. Cho tới nay, nhiều tác giả đều thống nhất chính sự bít tắc lỗ thông xoang được cho là nguyên nhân thông thường nhất dẫn tới viêm xoang.

nguyên nhân gây viêm xoang
Các yếu tố xung quanh cũng gây ra tình trạng viêm xoang

– Tác nhân trong nhiều trường hợp gây viêm mũi xoang cấp chủ yếu do siêu vi trùng gây ra. Vai trò của vi trùng trong xoang trở nên thứ yếu và chỉ được xem là nhiễm trùng cơ hội.

– Viêm xoang bướm do nấm (thường do nấm aspergillus spp.) được phát hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở những vùng có khí hậu ẩm, mưa nhiều như ở Việt Nam

Những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng xoang bướm:

+ Những bất thường về cấu trúc giải phẫu gây ảnh hưởng tới phức hợp lỗ thông xoang chẳng hạn như vẹo vách ngăn, kén hơi cuốn mũi giữa hoặc cuốn mũi trên, kén hơi vách ngăn mũi

+ Viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, polip mũi

+ Các khối u ở vòm họng hoặc u sàn sọ

+ Bệnh xơ nang

+ Rối loạn miễn dịch thông thường

+ Rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát, hội chứng Kartagener

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá

+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng khi mắc bệnh viêm xoang bướm hay gặp phải

Các bệnh viêm xoang thường có triệu chứng khá giống nhau vì vậy việc phân biệt khá khó khăn. Thông thường khi mắc bệnh viêm xoang bướm hay có các triệu chứng như:

triệu chứng khi bị viêm xoang
Một số triệu chứng mắc phải khi cơ thể bị viêm xoang bướm
  • Nghẹt mũi thường gặp ngay từ khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Đó là do sự tấn công và phát triển của vi khuẩn làm cho dịch mũi xuất hiện. Tùy theo từng mức độ bệnh mà dịch mũi có màu trong suốt, màu xanh hoặc màu vàng…
  • Đau nhức vùng mặt với các biểu hiện đau ở giữa hốc hai mắt, đỉnh đầu, sau gáy… Khi bệnh càng nặng thì những biểu hiện đau nhức càng tăng dần.
  • Mũi kém độ tinh nhạy do nghẹt mũi thường xuyên làm ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm nhận mùi. Nếu kéo dài không được chữa trị thì mũi có thể mất hẳn khả năng cảm nhận.
  • Chảy dịch sau họng xảy ra nhiều hơn so với các bệnh viêm xoang khác. Biểu hiện dễ nhận biết là bệnh nhân hay bị hôi miệng.
  • Sốt nhẹ là biểu hiện của cơ thể khi có các tác nhân tấn công.
  • Người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như viêm họng, viêm tai… với nhiều biểu hiện với mức độ khác nhau.

Việc xác định được bạn có bị viêm xoang bướm hay không cần trải qua nhiều cuộc kiểm tra và chẩn đoán của bác sĩ. Chính vì vậy, khi mắc bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có được kết luận chính xác nhất.

Hướng điều trị bệnh viêm xoang bướm 

Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, tùy theo mức độ bệnh lý, viêm xoang bướm được điều trị bằng nhiều cách thức khác nhau, chủ yếu thuộc 2 phương pháp chính, bao gồm:

1. Phương pháp Tây y điều trị bệnh viêm xoang bướm 

Trước khi xây dựng phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm tùy từng giai đoạn như sau:

  • Nội soi hốc mũi nhằm đánh giá tình trạng bên trong hốc mũi, khe giữa, niêm mạc trên, các lỗ thông khe, cuốn mũi trên và cuốn mũi dưới.

    nội soi để kiểm tra tình trạng viêm xoang nơi mũi
    Dùng nội soi để đánh giá tình trang viêm xoang trong cơ thể
  • Chụp CT hoặc MRI để quan sát và kiểm tra xoang mũi.
  • Xét nghiệm vi sinh xoang và mũi nhằm xem xét sự phát triển của vi khuẩn.
  • Xét nghiệm dị ứng trong trường hợp bệnh lý xuất hiện một số tác nhân gây dị ứng. Bác sĩ sẽ kiểm tra da, vùng mũi để xác định nguyên nhân gây dị ứng và viêm xoang.
  • Siêu âm mũi để theo dõi quá trình thông khí của mũi.

Sau khi kết thúc chẩn đoán, dựa vào các bệnh phẩm thu được, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong 2 cách điều trị viêm xoang bướm phổ biến dưới đây:

Dùng thuốc:

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa chỉ định người bệnh sử dụng những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Doxycyclin, Histamin, Penicillin, Cephalosporin (thế hệ 2, 3, 4), nhóm Macrolid (Azithromycin, Erythromycin)…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Chlorpheniramin, Paracetamol…
  • Thuốc thông mũi, chống nghẹt mũi: Pseudoephedrin, Phenylpropanolamin…
  • Thuốc Corticoid dạng uống hoặc xịt: Budesonide, Beclomethasone Dipropionate, Fluticasone Propionate, Triamcinolone Acetonide…
  • Thuốc co mạch: Epinephrine, Phenylephrine, Pseudoephedrine,…
  • Thuốc chống dị ứng: Acrivastine, Fexofenadine
  • Thuốc kháng viêm
dùng thuốc tây để điều trị viêm xoang
Dùng thuốc tây, kháng sinh để điều trị viêm xoang bướm

2. Điều trị bệnh viêm xoang bướm tại nhà

Để cải thiện tình trạng viêm xoang bướm hiệu quả, bên cạnh điều trị bằng phương pháp Tây y thì người bệnh cũng có thể tham khảo qua một số phương pháp điều trị bệnh tại nhà đơn giản, tiết kiệm chi phí và được nhiều người áp dụng phổ biến.

  • Xông mũi: Nhỏ một chút tinh dầu bạt hà vào bát nước nóng, rồi chùm chăn kín đầu, để bát gần mũi và xông khoảng 15 phút. Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả.
  • Sử dụng nước muối: Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý rồi sau đó xì nhẹ để làm sạch mũi. Thực hiện mỗi bên 2 lần đều đặn sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm.
  • Gừng và hành: Giã nhuyễn 2 củ hành và 1 củ gừng để lấy nước cốt. Sau đó thoa nước cốt lên mũi trong vòng 30 phút rồi rửa bằng nước muối loãng. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần để thấy được hiệu quả.
  • Mật ong và tỏi: Tỏi mang giã nhuyễn rồi đem trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng hỗn hợp thoa lên mũi trong vòng 1 tiếng rồi rửa sạch. Áp dụng 2 lần mỗi ngày, liên tục trong vòng 1 tuần.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm dưới vòi sen cũng là cách giúp hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và làm thông thoáng hốc xoang.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm xoang bướm

Những biểu hiện của bệnh viêm xoang bướm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống là điều mà bạn nên làm. Cụ thể, bạn nên thường xuyên thực hiện những điều sau:

kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi tình trạng viêm xoang
Kiểm tra cơ thể thưởng xuyên để theo dõi tình trạng viêm xoang trong cơ thể
  • Tránh xa môi trường bụi bẩn, khói bụi, ô nhiễm… Khi ra ngoài thì nên dùng khẩu trang để bảo vệ, kể cả vào mùa lạnh và khi thời tiết chuyển mùa.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để hạn chế các trường hợp vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh.
  • Khi mắc bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng qua các xoang.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học để đảm bảo sức khỏe. Ngoài những thực phẩm cần thiết, người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để nâng cao sức đề kháng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái… Nhờ đó mà hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ phát hiện sớm các biểu hiện bệnh và tiến hành việc điều trị theo hướng đúng đắn nhất.

Bệnh viêm xoang bướm vẫn có thể được điều trị dứt điểm nếu chúng ta áp dụng đúng biện pháp ngay từ đầu. Vậy nên ngay từ khi có dấu hiệu bệnh, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tiến hành các chẩn đoán và tư vấn thật sự hữu ích.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *