Viêm Xoang Mãn Tính: Chữa Bằng Cách Nào Hiệu Quả?
Viêm xoang mãn tính là diễn biến bệnh ở mức độ nặng do người bệnh không được điều trị đúng cách. Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh và tiến hành một số xét nghiệm để xác định chính xác. Việc này giúp điều trị viêm xoang mạn tính đúng cách giúp hạn chế nguy cơ biến chứng và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Viêm xoang mãn tính là gì?
Viêm xoang mãn tính là hiện tượng các mô xoang trong mũi vị viêm gây ra sưng kéo dài hơn 12 tuần. Tình trạng này có thể làm gián đoạn hoạt động dẫn lưu dịch, ứ đọng chất nhầy bên trong xoang mũi và làm khởi phát các triệu chứng bệnh lâm sàng. Vì vậy, bệnh này còn được gọi với cái tên khác là bệnh viêm xoang mũi mãn tính.
Đối với bệnh viêm xoang cấp chủ yếu khởi phát do các tác nhân gây dị ứng hoặc do nhiễm trùng. Nhưng đối với viêm xoang mãn tính thì lại bắt nguồn từ chính các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Điển hình bệnh có thể do các u xoang (polyp mũi) hoặc các vách ngăn mũi lệch gây ra.
Bệnh viêm xoang mãn tính khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn, nhưng thường gặp nhất là những đối tượng trung niên và tuổi thanh niên.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xoang mạn tính
Để xác định chẩn đoán bệnh viêm xoang mạn tính, bác sĩ sẽ dựa vào 2 trong 4 triệu chứng sau:
- Dịch tiết từ mũi đổi màu, dày hoặc chảy ngược vào họng (dẫn lưu mũi sau)
- Nghẹt hoặc sung huyết mũi dẫn đến khó thở bằng đường mũi
- Đau và sưng quanh mắt, cằm, mũi hoặc trán
- Giảm khả năng ngửi và nếm ở người lớn hoặc trẻ em.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau tai
- Đau răng hàm trên
- Ho có thể nặng về đêm
- Viêm họng cấp
- Hơi thở hôi
- Mệt mỏi
- Buồn nôn.
Bệnh viêm xoang mạn tính và cấp tính có các triệu chứng giống nhau nhưng bệnh cấp tính là tình trạng các xoang nhiễm trùng tạm thời khi trời lạnh. Triệu chứng của bệnh mạn tính thì kéo dài hơn và làm bạn mệt mỏi nhiều hơn. Sốt không thường gặp trong bệnh viêm xoang mạn tính nhưng có thể gặp trong viêm xoang cấp tính.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chẩn đoán viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính hay còn gọi là viêm mũi xoang mãn tính là tình trạng các xoang quanh mũi bị viêm và phù nề kéo dài từ 12 tuần trở lên. Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh và tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán như sau:
- Nội soi mũi là kỹ thuật đưa ống nội soi dài và mềm có gắn đèn vào mũi để quan sát rõ các hốc xoang trong mũi.
- Tiến hành chụp CT hoặc MRI để có những hình ảnh chi tiết các xoang và mũi, thông qua hình ảnh có thể xác định được lớp viêm hoặc tình trạng tắc nghẽn dịch nhầy trong hốc xoang.
- Các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra dị ứng khi nghi ngờ nguyên nhân gây viêm xoang do dị ứng. Phương pháp xét nghiệm dị ứng da được áp dụng trong trường hợp này.
- Cấy mũi xoang để xác định nguyên nhân gây viêm xoang do nấm hay vi trùng gây ra.
Điều trị hiệu quả viêm xoang mãn tính
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
1. Các loại thuốc điều trị viêm xoang mãn tính
Phác đồ điều trị bằng thuốc dành cho người viêm xoang mãn tính thường bao gồm các loại thuốc phổ biến sau đây:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Các loại thuốc kháng sinh hay được sử dụng là: Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin…
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau được sử dụng cho người bị viêm xoang mạn tính để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu là Aspirin hoặc Ibuprofen. Các loại thuốc này hoạt động trên nguyên tắc ức chế tín hiệu đau đến não.
- Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có thể sử dụng ở cả dạng xịt và dạng uống để thông xoang, giảm bít tắc lỗ thông xoang.
- Các loại thuốc xịt mũi: Một số thuốc thường sử dụng là Pseudoephedrine, Naphazoline và Phenylephrine. Hoặc có thể sử dụng thuốc thông mũi và miệng OTC là Sudafed Acrifed.
- Nhóm thuốc chống phù nề bằng corticoid: Giúp làm giảm phù nề tại chỗ giúp kích thích dẫn lưu xoang để giảm sưng, viêm và giảm đau cho người bệnh.
Việc sử dụng thuốc chữa viêm xoang mạn tính phải dựa trên chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng và tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian điều trị theo yêu cầu.
2. Điều trị ngoại khoa viêm xoang mãn tính
Khi điều trị bằng thuốc dài ngày và nhiều đợt vẫn không có hiệu quả thì biện pháp cuối cùng được sử dụng là can thiệp ngoại khoa. Với công nghệ tiên tiến như hiện nay, ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp mổ nội soi mũi xoang.
Một số phương pháp phẫu thuật thường được dùng trong điều trị viêm xoang bao gồm nạo VA, cắt bỏpolyp mũi, chữa vẹo vách ngăn, dẫn lưu dịch tiết.
Trong trường hợp người bệnh mắc viêm xoang thoái hóa polyp thường sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí polyp, nếu:
● Viêm xoang hàm và sàng trước: Phẫu thuật mở khe mũi giữa và bóng sàng.
● Viêm xoang sàng trước và sau: Phẫu thuật nạo sàng.
● Viêm xoang trán: Phẫu thuật mở ngách trán.
● Viêm xoang bướm: Phẫu thuật mở thông xoang bướm.
3. Điều trị viêm xoang mạn tính bằng Đông y
Điều trị viêm xoang mạn tính bằng Đông y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Theo quan điểm của Đông y, tình trạng viêm xoang xuất phát do hư ở tạng thận và phế, yếu ở tỳ vị dẫn tới khí huyết không lưu thông, dịch sẽ bị tràn lên mũi gây ứ đọng dẫn đến viêm xoang.
Bên cạnh đó, căn nguyên của bệnh xuất phát từ phế khí hư tổn cùng với tình trạng phong hàn, thấp nhiệt hoặc nhiệt độc tích tụ trong cơ thể. Người bệnh có triệu chứng đau nhức mặt, chảy dịch mũi có mùi hôi và mất khứu giác lâu ngày.
Chính vì thế, nguyên tắc điều trị của Đông y là điều trị căn nguyên gây bệnh, dùng phép thanh nhiệt, giải độc để điều trị. Một số bài thuốc Đông y hiệu quả, được áp dụng nhiều trong điều trị viêm xoang mạn tính có thể kể đến như sau:
- Bài thuốc Ích khí tổng minh thang
Bài thuốc này có nhiều vị thuốc quý như: Hoàng kỳ, cát cánh, mạnh kinh tử, nhân sâm, hoàng liên, thăng ma, bạch thược, thạch xương bồ… giúp trị chứng chảy dịch mũi có mủ.
- Bài thuốc Lục thần tán
Đây là bài thuốc sử dụng dược tính của nhiều vị thuốc quý như: Nhân sâm, phục linh, cam thảo, bạch truật, biển đậu, hoàng cầm, hoàng kỳ, bối mẫu, hạnh nhân… giúp đẩy lùi tà khí, bổ thận âm hiệu quả.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang mãn tính
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mãn tính hoặc tránh tái phát bệnh, bạn có thể thực hiện một vài cách đơn giản sau đây:
- Tránh xa các nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cảm cúm và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng nên hết sức cẩn trọng và nhanh chóng đi khám để kiểm soát bệnh.
- Tránh xa các môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn vì đây đều là những tác nhân có thể gây ra kích ứng, viêm mũi, viêm phổi…
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giúp không khí trong phòng thông thoáng, không bị khô để ngăn ngừa bệnh viêm xoang.
Bệnh viêm xoang mãn tính không quá nguy hiểm nếu chúng ta biết cách điều trị và ngăn ngừa. Nếu bệnh không khỏi hoặc kéo dài không thuyên giảm, hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!