Viêm Xoang Sàng Trước Sau – Cách Nhận Biết Và Điều Trị
Viêm xoang sàng trước sau là bệnh lý nguy hiểm cần điều trị dứt điểm ngay từ sớm để tránh phát sinh biến chứng. Thông thường bệnh lý này sẽ tiến triển thông qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính.Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này qua các dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị phù hợp.
Viêm xoang sàng trước sau là gì?
Xoang sàng nằm dưới xương trán, trên hốc mũi và giữa hai mắt. Đây là phần xoang phát triển sớm nhất trên cơ thể, cấu tạo gồm có 4 hốc rỗng thông với nhau. Vì thế, khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại 1 hốc xoang sẽ có nguy cơ phát triển lan rộng đến 3 hốc xoang còn lại. Thông thường bệnh viêm xoang sàng sẽ tiến triển thông qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính.
Viêm xoang sàng do virus, vi khuẩn, nấm gây ra và là một trong những dạng viêm xoang phức tạp nhất. Bởi xương sàng nằm ở dưới trán, giữa hai mắt và trên hốc mũi, và có tới 4 hốc rỗng thông nhau gọi là xoang sàng. Khi tác nhân gây bệnh tấn công 1 xoang, các xoang còn lại cũng có nguy cơ bị xâm nhập.
Để phân loại viêm xoang sàng, có hai cách. Nếu chia theo mức độ, viêm xoang sàng được chia hai dạng chính là viêm xoang sàng mãn tính, viêm xoang sàng cấp tính. Nếu chia theo vị trí xoang bị viêm có 3 dạng chính gồm:
- Vіêm хоаng ѕàng trước: Là tình trạng dịch nhầy ứ đọng ở hốc mũi, gây đau nhức, tắc nghẽn. Bệnh tương đối dai dẳng, có thẻ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Viêm xoang sàng sau: Là tình trạng dịch nhầy vướng ở vòm họng gây ra cảm giác vướng víu khiến người bệnh thường xuyên phải khạc nhổ để loại bỏ. Ở giai đoạn bệnh nặng, viêm xoang sau gây đau nhức vùng đỉnh đầu, ảnh hưởng xấu tới thần kinh thị giác, có thể gây suy giảm thị lực.
- Viêm xoang sàng 2 bên: Là tình trạng cả xoang sàng sau và trước đề bị viêm nhiễm, tắc nghẽn, không lưu thông, khiến người bệnh chảy nước mũi, ngạt mũi, có đờm ở cổ họng,…
Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng trước sau
Viêm xoang sàng gây ra các triệu chứng sau:
- Đau đầu: Đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương, giữa hai khóe mắt, ở đỉnh đầu, gần trán và trên sống mũi, sau gáy…
- Giảm thị lực, mờ mắt: Người bệnh có khi bị mờ mắt đột ngột, nặng có thể làm mất thị lực.
- Ù tai, choáng váng: Người bệnh có cảm giác nặng trong tai.
- Đàm trong cổ họng: Gây ngứa họng, khiến người bệnh khó chịu, ho, nặng có thể bị khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ.
- Hôi miệng: Dịch viêm xoang chảy xuống họng và gây ra hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin, căng thẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp trong cuộc sống. Hôi miệng trầm trọng hơn khi người bệnh ít uống nước hoặc vệ sinh răng miệng kém.
Viêm xoang sàng trước sau có nguy hiểm không?
Viêm xoang sàng có nguy hiểm không là thắc mắc rất nhiều người bệnh đặt ra. Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, viêm xoang sàng là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn sớm. Nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng và phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Biến chứng tại mắt: Áp xe mí mắt, viêm túi lệ, viêm dây thần kinh thị giác,… là những biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm xoang. Các biến chứng này khiến thị giác của người bệnh suy giảm đáng kể, nếu không xử lý đúng cách có thể gây mù vĩnh viễn.
- Biến chứng tại đường hô hấp: Viêm xoang mức độ nặng sẽ gây chảy dịch đặc kèm theo mủ, điều này sẽ gây bít tắc lỗ thông xoang và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở và có nguy cơ khởi phát một số bệnh lý tại đường hô hấp khác như viêm họng hạt, viêm amidan,…
- Gây viêm tắc tĩnh mạch hang: Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm xoang sàng. Nếu ổ viêm nhiễm trong hốc xoang diễn ra với mức độ nặng sẽ gây viêm tắc tĩnh mạch hang và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Các cách điều trị viêm xoang sàng trước sau phổ biến hiện nay
Theo đánh giá của các chuyên gia Tai – Mũi – Họng thì viêm xoang sàng là một trong những bệnh lý phức tạp, nguy hiểm và rất khó để điều trị dứt điểm nếu quá nặng. Việc điều trị theo phương pháp nào cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng sau khi tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo đáp ứng điều trị hiệu quả.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm xoang sàng, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khỏe của ngườ bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.
1. Chữa viêm xoang sàng trước sau bằng Tây y
Bệnh nhân điều trị viêm xoang sàng bằng Tây y chủ yếu được kê đơn các loại thuốc kháng sinh như Amoxicillin, hay Amoxicillin – Clavulanate. Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng penicillin, các bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được kê một số đơn thuốc như:
- Thuốc giảm đau ibuprofen, acetaminophen, aspirin… nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu
- Thuốc kháng histamin nhằm giảm xuất tiết chất nhầy, giảm ứ đọng dịch mũi.
Trong một số trường hợp bệnh nặng, bác bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp được áp dụng khi việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả hay bệnh tái phát nhiều lần trong năm. Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh cũng có nguy cơ gặp các biến chứng như chảy máu, biến dạng sống mũi, hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây mù, tổn thương não.
2. Các mẹo dân gian điều trị viêm xoang sàng trước sau tại nhà
Như đã nói, các triệu chứng của viêm xoang sàng có thể quay trở lại tái phát bất kỳ lúc nào vì thuốc Tây không có khả năng điều trị bệnh tận gốc. Ngoài ra, do cơ địa của một số người nhạy cảm với các thành phần của thuốc dẫn đến không đáp ứng điều trị thì áp dụng các mẹo dân gian ngay tại nhà là phương pháp được khuyến khích áp dụng.
- Xông hơi bằng thảo dược: Thực hiện xông mũi với tinh dầu tự nhiên sẽ giúp làm loãng các chất dịch nhầy, khơi thông đường thở. Bạn có thể chọn lựa các loại lá hoặc tinh dầu được bào chế sẵn trong chai lọ và cho vào nước nóng để xông. Xông đúng cách và thường xuyên sẽ giúp xoa dịu các cơn đau nhức, giúp cơ thể thư giãn thoải mái, đồng thời làm lỏng dịch nhầy đã cứng, giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi, hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng dịch và gây viêm nhiễm trong xoang mũi.
- Rửa mũi, vệ sinh mũi mỗi ngày: Nhằm loại bỏ hoàn toàn các ổ viêm đang trú ẩn bên trong các khe hốc xoang sàng triệt để, bạn phải thực hiện vệ sinhu mũi mỗi ngày bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Đây cũng là cách để giúp giảm dịu các cơn đau rát do dịch nhầy đông đặc gây đau rát khoang mũi.
Vệ sinh mũi thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm xoang sàng trong cơ thể - Súc miệng bằng nước muối: Khi dịch nhầy tiết ra quá nhiều, chảy thẳng xuống khoang miệng và cổ họng gây ra viêm nhiễm tại đây. Vì vậy, người bệnh cần kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày để tiêu diệt hoàn toàn ổ viêm, làm sạch khoang miệng và hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh.
3. Điều trị viêm xoang sàng trước sau bằng Đông y
Theo quan điểm của Đông y, thận là chủ cốt nên tạng này quản lý các chức năng về xương. Trong khi đó, xoang là ruột xương nên có thể nói viêm xoang xảy ra là do thận bị suy yếu. Do vậy, muốn điều trị dứt điểm xoang sàng cần phải bồi bổ gan, thận, tiêu viêm, bài nùng, sinh cơ.
Ngoài ra, Đông y điều trị bệnh cũng dựa trên nguyên tắc cân bằng âm dương. Khi âm dương ổn định, hỏa tự yên vị, chính khí vững hơn, sức đề kháng được cải thiện từ đó ngăn ngừa bệnh quay trở lại hiệu quả.
4. Điều trị viêm xoang sàng trước sau ngoại khoa
Nếu người bệnh sau khi áp dụng những phương pháp điều trị nội khoa mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh có thể đã tiến triển nặng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Lúc này, bác sĩ điều trị sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm xoang sàng hiện nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng – FESS. Phương pháp này giúp phục hồi chức năng lưu thông và dẫn lưu khí của mũi xoang. Lưu ý, những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hoặc khả năng miễn dịch kém thì khả năng tái phát bệnh sẽ cao hơn.
Phòng ngừa bệnh viêm xoang sàng trước sau như thế nào?
- Hạn chế và tránh tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây dị ứng như: khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất, phấn hoa, nơi có nhiều mầm bệnh;
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ;
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng xoang mũi khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh, độ ẩm thay đổi.
Bệnh viêm xoang sàng trước sau là bệnh lý không khó để điều trị ở giai đoạn đầu, nhưng càng về sau bệnh càng nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, rất phức tạp và khó chữa khỏi dứt điểm. Vì vậy, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất ổn nào của cơ thể và nghi ngờ mắc bệnh, hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!