Viêm Xoang Có Mủ: Cách Nhận Biết Và Điều Trị
Viêm xoang có mủ gây ra hoang mang lo lắng cho nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng tình trạng này chính là sự tăng mức độ nghiêm trọng cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Nếu người bệnh không thăm khám và điều trị kịp thời có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Viêm xoang có mủ là gì?
Xoang là tập hợp những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt,chúng cũng có ở xung quanh mũi và thông với hốc mũi. Bên ngoài xoang được phủ bởi sọ mặt, bên trong là các lớp niêm mạc thông với niêm mạc hốc mũi, vì vậy. Chức năng chính của xoang là làm ấm không khi sau khi hít vào, tạo độ ẩm và lọc các dị nguyên có trong không khí. Xoang giúp nguồn không khí được đối lưu để làm nhẹ đầu, có tác dụng cộng hưởng và sưởi ấm không khí.

Thông thường các lỗ của xoang là các khoảng xương rỗng, có độ thông thoáng. Đồng thời dịch do xoang tiết ra và không khí vào xoang luôn có sự lưu thông. Khi người bệnh bị viêm xoang cấp sẽ xuất hiện dịch khiến hoạt động xoang bị tắc nghẽn, sự lưu thông bị ngưng trệ. Phần lớn viêm xoang là do nhiễm trùng và nếu viêm xoang kéo dài hơn 4 tuần được gọi là viêm xoang cấp tính.
Viêm xoang có mủ xanh hoặc vàng tái phát từng đợt gọi là viêm xoang cấp mủ. Đây là thuật ngữ dùng để biểu thị tình trạng bệnh viêm xoang cấp tính đang chuyển sang giai đoạn viêm xoang mãn tính (kéo dài hơn 8 tuần). Vùng xoang bị nhiễm trùng khi xuất hiện dịch mủ có mùi hôi trong khoảng thời gian khá dài. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau nhức xoang âm ỉ, đau đầu, mệt mỏi mà còn gây ra nhiều bất cập trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm xoang cấp mủ gặp phải ở bất kỳ vị trí nào, chẳng hạn như: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Người bệnh cũng có thể bị nhiều dạng viêm nhiều xoang cùng một lúc (viêm đa xoang).
Nhận diện các triệu chứng viêm xoang có mủ
Xoang là hốc xương rỗng có lớp niêm mạc bên trong, có vai trò đảm bảo chức năng thông khí và phát âm. Cơ thể con người có 4 cặp xoang được chia thành 2 phần: Xoang trước và xoang sau. Bệnh viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, dẫn đến mất chức năng hoạt động bình thường. Viêm xoang xuất phát từ các nguyên nhân như viêm mũi họng do virus và vi khuẩn; Dị ứng mũi xoang bội nhiễm; Nấm; Do cấu trúc giải phẫu mũi xoang… Đây là căn bệnh rất khó chịu, có thể gây mệt mỏi, đau nhức. Nếu không được điều trị giảm viêm xoang kịp thời, người bệnh có thể xảy ra các biến chứng như viêm phế quản, viêm họng, viêm dây thần kinh thị giác…

Các triệu chứng nhận diện bệnh viêm xoang bao gồm:
- Chảy mũi: Bệnh nhân viêm xoang luôn có cảm giác đờm nhầy ở cổ họng, phải xì mũi, khịt mũi liên tục. Dịch mũi có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc xanh.
- Ngạt mũi: Ngạt mũi có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mũi khiến người bệnh khó thở, khò khè.
- Đau nhức: Vị trí đau phụ thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm. Có thể đau ở giữa hai mắt (Viêm xoang sàng trước); Đau nhức giữa hai lông mày (xoang trán); Đau nhức vùng má (Viêm xoang hàm); Đau nhức gáy (Xoang bướm hoặc xoang sàng)…
- Giảm hoặc mất khứu giác: Tổ chức cuốn mũi bị sưng hoặc polyp mũi cản trở mùi tiếp xúc với thần kinh khứu giác khiến người bệnh giảm hoặc mất chức năng ngửi.
Biến chứng của viêm xoang có mủ
Trong khi viêm xoang cấp do virus thường tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7 đến 10 ngày thì tỷ lệ tự khỏi của viêm xoang cấp nhiễm khuẩn có nhưng nhỏ nên thường phải dùng kháng sinh trị liệu.
Viêm xoang cấp do vi khuẩn nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm như viêm tấy tổ chức hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não…
Điều trị viêm xoang có mủ bằng cách nào?
1. Điều trị viêm xoang có mủ theo Tây y
Để điều trị bệnh viêm xoang có mủ, trước tiên người bệnh cần được xác định nguyên nhân gây viêm và khắc phục từ đó. Nguyên tắc điều trị viêm xoang cấp có mủ theo phác đồ điều trị viêm xoang phải giải quyết được các vấn đề:
- Giải quyết được nguyên nhân gây dị ứng.
- Phục hồi hoạt động chức năng xoang, tái tạo lại hoạt động dẫn lưu dịch và không khí vào xoang.
- Chăm sóc mũi xoang đúng cách, phòng tái phát trong môi trường sống ít ô nhiễm.

Thuốc điều trị viêm xoang có hai dạng, thuốc uống và thuốc xịt. Đối với viêm xoang cấp mủ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong xoang. Chủ yếu là các nhóm kháng sinh như: Amoxicillin, Sulfamethoxazol, Trimethoprim,… Song song đó kết hợp với những loại thuốc khác khi cần thiết như thuốc giảm đau, thuốc Steroid dạng xịt mũi, Thuốc kháng Histamine,…
2. Can thiệp ngoại khoa điều trị viêm xoang có mủ
Khi việc sử dụng thuốc Tây y để uống không đem lại hiệu quả điều trị và bệnh khiến người bệnh cảm nhận vô cùng khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp ngoại khoa.
- Biện pháp phun khí dung
- Chọc xoang hàm để hút dịch mủ và vệ sinh xoang
- Thủ thuật Proetz giúp hút mủ bằng áp lực âm, không gây chảy máu

Can thiệp ngoại khoa để điều trị chỉ giúp cải thiện những triệu chứng bệnh tạm thời, nếu bệnh không được điều trị tận gốc hoàn toàn có thể tái phát.
Việc sử dụng phương pháp Tây y trong điều trị viêm xoang có mủ với ưu điểm giúp đẩy lùi nhanh chóng những biểu hiện lâm sàng của bệnh như hắt hơi, viêm tắc mũi, đau đầu,… Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc Tây y trong điều trị bệnh bởi hoàn toàn có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như suy gan thận, đau dạ dày, bệnh tim mạch,…
3. Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang có mủ
Thời gian đầu bệnh viêm xoang có mủ có thể được kiểm soát tốt bằng những phương thuốc dân gian. Các bài thuốc này được không ít người áp dụng và công nhận hiệu quả.
*Lưu ý, những bài thuốc sau chỉ mang tính chất tham khảo cần sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Ngó sen, gừng tươi
Bài thuốc chữa viêm xoang có mủ hôi, mủ xanh hay vàng này có tác dụng tiêu mủ nhanh. Sau đó mới làm giảm các triệu chứng do viêm xoang gây ra. Tuy nhiên bạn nên đảm bảo các nguyên liệu được làm sạch tuyệt đối trước khi áp dụng.
- Chuẩn bị 30 g ngó sen, 6g gừng tươi, đem rửa sạch, đem đi giã nát nguyên liệu.
- Cho nguyên liệu tươi đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở nên, lưu ý không để hỗn hợp gừng dây vào mắt.
- Thời gian đắp khoảng 15 phút, sau đó bạn có thể thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
- Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng, buổi tối cho đến khi sạch mủ.
Người bệnh nên sử dụng gừng tươi do gừng có tác dụng là nóng xoang và làm dịch mủ được loãng hơn. Bài thuốc này có thể chữa cả viêm mũi và viêm mũi dị ứng, viêm xoang thông thường.

Ké đầu ngựa, tân di
Ké đầu ngựa và tân di đều là những vị thuốc được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh đường hô hấp. Bài thuốc kết hợp giữa quả ké đầu ngựa với tân di có tác dụng chống viêm, tiêu xưng. Khi áp dụng thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang triệt để sau khi làm sạch mủ.
- Chuẩn bị khoảng 10g ké đầu ngựa và 8g tân di đem rửa sạch và để ráo nước.
- Sau đó lấy ké đầu ngựa và tân di đem rang giòn, cho vào cối tán thành bột.
- Trộn lẫn hai vị thuốc trên lại với nhau, sau đó cho vào lọ kín để dùng dần.
- Mỗi lần dùng 2 thìa bột đã giã hòa cùng với 100ml nước nóng uống 2 lần, dùng chúng trong khoảng 2 tháng.
Khi uống hỗn hợp này bệnh nhân có thể thấy nóng bụng trong thời gian ngắn. Sau khi uống nên uống thêm nhiều nước, giữ vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để phòng tái phát bệnh.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu thêm về vấn đề viêm xoang có mủ xanh hoặc vàng nguy hiểm không. Thực tế viêm xoang là căn bệnh tương đối khó điều trị dứt điểm, đặc biệt khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính với các ổ viêm lan rộng. Vì thế người bệnh cần tham khảo quy trình điều trị từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tích cực.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!