Viêm Họng Đau Đầu Nên Làm Gì Để Khắc Phục?

Viêm họng đau đầu là tình trạng bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị theo phác đồ phù hợp. Vậy viêm họng đau đầu nên làm gì để khắc phục? Bạn đọc cùng theo dõi thông tin sau đây.

Nguyên nhân gây viêm họng đau đầu

Viêm họng đau đầu không phải tình trạng bệnh quá nguy hiểm với sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm, có thể tiến triển thành dạng mãn tính, khó chữa và nguy hiểm hơn. Để điều trị triệt để tình trạng này, trước hết phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng.

viêm họng gây đau đầu
Bệnh viêm họng gây đau đầu

Chúng có thể xảy ra do các bệnh về đường hô hấp sau đây:

  • Cảm lạnh: Cảm lạnh là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ con và người lớn, thường xuất hiện khi có sự thay đổi thường tiết đột ngột. Đây là một dạng bệnh có khả năng truyền nhiễm do các virus gây ra, trong đó virus  rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Cảm cúm: Cảm cúm do virus (A, B, C ) gây nên với những triệu chứng bệnh trầm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ cảm nhận tình trạng cơ thể sốt cao, thường bị ớn lạnh đột ngột. Ngoài ra còn có tình trạng đau họng nhức đầu, ho khan, hắt hơi sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ,…
  • Viêm họng: Bệnh lý đường hô hấp phổ biến do niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm và gây ra các tình trạng đau đầu, đau họng, ho, mệt mỏi,…
  • Viêm amidan: Là tình trạng bệnh lý gây viêm nhiễm ở vùng xung quanh amidan, gây ra bởi virus, vi khuẩn. Bệnh nhân có các biểu hiện đau họng, ngứa rát cổ họng đi kèm đau đầu, khó nuốt.
  • Sốt siêu vi: Sốt siêu vi là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiễm các nhóm virus khác nhau. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và điển hình bởi triệu chứng sốt cao đột ngột. Tình trạng nhiễm trùng virus không chỉ gây sốt mà còn đi kèm với một số triệu chứng khác như khô miệng, đau họng, nhức người, nổi ban, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,…
  • Viêm xoang: đây cũng là một bệnh lý hô hấp mà các triệu chứng kèm thường là nghẹt mũi, khó thở, đau đầu, chảy nước mũi cơ thể mệt mỏi và khàn giọng do dịch nhiễm trùng bên trong xoang chảy xuống.
  • Viêm tai, viêm mũi: Tai, mũi họng là những cơ quan có mối quan hệ mật thiết đến nhau. Nếu bị viêm tai, viêm mũi mà không điều trị dứt điểm có thể lây lan xuống họng gây viêm họng. Triệu chứng đau đầu sẽ xuất hiện nếu như bệnh không được điều trị đúng cách

Viêm họng đau đầu nên làm gì? – Các cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm họng đau đầu có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau: điều trị bằng thuốc Tây y, điều trị theo phương pháp đông y hoặc sử dụng mẹo dân gian trong điều trị tại nhà. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hiệu quả riêng, cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc

Khi bị đau họng, nhức đầu, sốt, mệt mỏi,… người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây để điều trị ngắn hạn. Biện pháp này giúp giảm nhanh những triệu chứng lâm sàng của bệnh nên được sử dụng rất rộng rãi. Trước khi sử dụng thuốc chữa đau họng này người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh lý gây đau họng và đau đầu.

dùng thuốc tây điều trị viêm họng gây đau đầu
Dùng thuốc tây điều trị viêm họng gây đau đầu
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm amidan, viêm họng và viêm xoang do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, từ đó cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp trên.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Thuốc giảm đau hạ sốt (Acetaminophen) có thể làm giảm triệu chứng tăng thân nhiệt, đau đầu và đau họng do nhiều bệnh lý gây ra. Tuy nhiên cần tránh sử dụng Acetaminophen cho người bị suy gan, nghiện rượu hoặc thiếu hụt men G6PD,…
  • Thuốc xịt rửa mũi: Với trường hợp bị viêm xoang và cảm lạnh, bạn nên sử dụng thuốc xịt rửa mũi để giảm viêm, phù nề và loại bỏ dịch tiết hô hấp.
  • Nước súc họng: Mucosolvan, nước muối sinh lý 0,1%.
  • Thuốc kháng viêm NSAID.
  • Thuốc Corticoid.

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Các bài thuốc mẹo dân gian đều là những bài thuốc được lưu truyền từ đời trước và thật sự có tác dụng với một số trường hợp viêm họng đau đầu thể nhẹ, khởi phát, có dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn 1.

dùng mẹo dân gian điều trị viêm họng
Dùng mẹo dân gian điều trị viêm họng

Một số mẹo bệnh nhân có thể áp dụng tại nhà như sau:

  • Nước chanh mật ong: Người bệnh chuẩn bị 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước, pha vào nước ấm, cho thêm 2-3 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống khi còn nóng
  • Chườm khăn lạnh: Chườm khăn lạnh lên vùng trán, cổ và nách có thể làm giảm thân nhiệt và cải thiện cơn đau đầu, chóng mặt,…
  • Uống trà gừng: Hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành phần trung gian gây viêm prostaglandin. Vì vậy uống trà gừng có thể giảm sưng đỏ và đau nhức ở cổ họng. Ngoài ra tinh dầu từ gừng còn có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giảm chóng mặt và đau đầu do nhiễm trùng gây ra.
  • Súc miệng với nước muối: Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng và họng mỗi ngày nhằm giảm viêm sưng, tiêu diệt vi khuẩn và giảm đau họng hiệu quả
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể thư giãn các mạch máu ngoại vi, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương và đem lại cảm giác dễ chịu. Ngoài tắm với nước ấm còn hỗ trợ giải cảm và giảm mệt mỏi.
  • Ngồi thiền: Đây là một liệu pháp giúp cân bằng tâm lý, hỗ trợ máu huyết lưu thông, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó giảm các triệu chứng đau đầu nhức mỏi cho cơ thể. Các căng thẳng thần kinh được giải tỏa, tạo cảm giác ăn ngon, xua tan mệt mỏi nhanh chóng.

Cách phòng ngừa đau họng nhức đầu

Song song với quá trình điều trị bệnh, bạn đọc cũng cần chú ý trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý giúp nâng cao sức khỏe và phòng bệnh tái phát:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ 2 – 3 ngày sau khi bệnh khởi phát
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, không được để cổ bị khô
  • Uống nước ép hoa quả như nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Cung cấp năng lượng và dinh dưỡng với các thực phẩm lành mạnh như thịt gà, trứng, rau củ, trái cây, các loại đậu,…
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường chất xơ, đạm và các vitamin. Hạn chế các chất béo và đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
  • Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh thức khuya và vận động mạnh trong thời gian điều trị. Thay vào đó nên ngủ sớm và đảm bảo thời gian ngủ kéo dài từ 7 – 8 giờ.
  • Giữ khoảng cách với người khỏe mạnh và sử dụng vật dụng riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là khi đến nơi đông người để hạn chế các bệnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp.

Biểu hiện đau họng nhức đầu thường khá phổ biến và dễ dàng trong việc kiểm soát cũng như điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài bất thường kèm sốt cao trên 40 độ C thì người bệnh nên đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *