Viêm Họng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ngăn Biến Chứng
Ho, sốt, đau họng, ngứa họng kèm theo mủ đặc trắng đầy họng là những biểu hiện không mấy dễ chịu mà bệnh nhân viêm họng mủ thường phải chịu đựng. Đây là bệnh lý viêm họng mãn tính thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm họng mủ là gì?
Viêm họng hốc mủ là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm lâu ngày không được điều trị dứt điểm, dẫn đến nhiễm trùng nặng, khiến họng xuất hiện các chất mủ trắng như sữa, cộng với cặn bã, chất xơ viêm. Đây là một trong những tình trạng bệnh viêm họng nặng đã diễn tiến mãn tính, nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm họng mủ có khả năng lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh, ăn uống hay dùng chung đồ cá nhân. Viêm họng mủ trong giai đoạn nặng có thể gây tổn thương niêm mạc họng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu và phát tán vào xương khớp, tim…
Nguyên nhân gây viêm họng mủ
Các chuyên gia tai – mũi – họng nhận định nguyên nhân chính gây viêm họng mủ là do virus, vi khuẩn tấn công vào niêm mạc họng gây tổn thương từ đó xuất hiện mủ. Trong đó, phần lớn các ca bệnh là do virus gây ra, viêm họng có mủ do vi khuẩn rất hiếm gặp.
Cụ thể, các nguyên nhân gây bệnh chính bao gồm
- Viêm họng kéo dài: Tình trạng viêm họng kéo dài không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm họng mủ. Do đó đây cũng có thể là giai đoạn khởi đầu của bệnh viêm họng mãn tính với mức độ nguy hiểm cao hơn.
- Vi khuẩn, virus xâm nhập: Vi khuẩn gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân cùng với các loại virus gây nên các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh,…sẽ làm sức đề kháng suy yếu và dẫn đến bệnh viêm họng mủ. Viêm họng mủ gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng phần lớn bị ở trẻ em do sức đề kháng yếu hơn.
- Họng thiếu độ ẩm: Họng khô, chất nhầy thiếu độ ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và trú ẩn.
- Dị ứng: Một số tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, bụi, lông thú là yếu tố gây tình trạng đau họng, kích thích họng, lâu dần tạo thành viêm họng mủ.
- Ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên nạp vào cơ thể các đồ ăn cay nóng, lạnh và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… là tác nhân kích thích vùng họng khiến gia tăng tỷ lệ mắc viêm họng mủ.
- Môi trường ô nhiễm: Mũi và họng liên quan trực tiếp với nhau nên sống và làm việc trong môi trường khói bụi, khí thải độc hại khi hít thở sẽ xuống vùng họng và dẫn đến viêm họng mủ.
- Mắc bệnh đường tiêu hóa: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
Biết chính xác các nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ việc điều trị viêm họng mủ đạt kết quả chính xác nhất, tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Triệu chứng viêm họng mủ
Nhiều người nhầm lẫn giữa viêm họng mủ và viêm amidan hốc mủ do dấu hiệu nhận biết 2 bệnh có nét tương đồng với nhau. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ các dấu hiệu dưới đây, người bệnh sẽ có thể phân biệt được giữa viêm họng mủ và viêm amidan mãn tính.
Các triệu chứng điểm hình của bệnh bao gồm
- Cổ họng khô, ngứa ngáy, đau rát khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt.
- Hạch ở cổ và xương hàm sưng, đau.
- Khi quan sát có thể thấy các hạt mủ màu xanh hoặc trắng bám trên lớp niêm mạc, khi ho khạc có thể theo ra ngoài, đây chính là lý do gây ngứa họng.
- Khàn giọng, khi nói bị nghẹt
- Ho khan, có thể kèm theo đờm, thường vào ban đêm.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu nhất là khi thở bằng miệng do dịch mủ đọng lại trong cổ.
- Khi bị viêm họng mủ, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt, tùy theo từng người có thể là sốt cao, sốt thấp hoặc không sốt.
Phát hiện sớm bệnh viêm họng mủ sẽ giúp điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao. Đa phần các triệu chứng này ddều rất dễ nhận biết nhưng do tâm lý chủ quan trong điều trị nên dễ khiến bệnh trầm trọng hơn, đặc biệt ở trẻ em hay người có hệ miễn dịch yếu.
Viêm họng mủ có tự khỏi không?
“Viêm họng mủ có tự khỏi được không” là thắc mắc của không ít người bệnh. Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Lê Phương cho biết với chứng viêm họng có mủ thông thường, nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể tự khắc phục bằng những phương pháp đơn giản mà không cần can thiệp chuyên môn. Tuy nhiên, khi bệnh ở giai đoạn nặng việc chữa bệnh lại không hề đơn giản, cần có sự điều trị nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thậm chí, nếu không chữa trị tốt, bệnh sẽ diễn tiến nhanh chóng và có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng lan tỏa: Tai mũi họng thông với nhau nên khi họng bị viêm, người bệnh dễ gặp biến chứng tai – mũi như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa.
- Biến chứng đường thở: áp xe thành họng, viêm tấy quanh amidan, viêm họng amidan hốc mủ, viêm phổi…
- Biến chứng xa: Thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận.
- Biến chứng khác: Nhiễm trùng máu, ung thư vòm họng…
Điều trị viêm họng có mủ hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị viêm họng mủ từ Tây y, Đông y cho đến các bài thuốc Dân gian. Người bệnh cần hiểu rõ các phương pháp điều trị bệnh, như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.Tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến gặp gỡ và thăm khám với các bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Chữa viêm họng mủ bằng mẹo dân gian tại nhà
Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo điều trị viêm họng mủ rất đơn giản và dễ thực hiện. Tham khảo ngay các cách chữa đau họng nhanh nhất nhưng đơn giản, dễ làm như sau
- Dùng quất và mật ong: Cắt đôi 3 quả quất rồi cho thêm 2 thìa mật ong vào bát. Đem hấp cách thủy, uống từng chút một thành nhiều lần trong ngày.
- Tỏi nướng: Đem tỏi nướng cháy vỏ ngoài, bóc hết lớp vỏ đi rồi đem gia. Cho thêm một chút nước ấm, sử dụng uống 2 lần mỗi ngày để chữa viêm xoang mủ.
- Rễ cam thảo đất: Rễ cam thảo sau khi rửa sạch phơi khô, sau đó cắt lát mỏng và ngậm. Việc ngậm sẽ giúp giảm đau rát họng, long đờm, trị viêm họng mủ.
- Rau diếp cá, mật ong và đường phèn: Rau diếp cá sau khi rửa sạch thái nhỏ bỏ vào bát chưng cách thủy với mật ong và đường phèn lấy nước uống. Uống liên tục 10 ngày sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.
- Sử dụng củ cải trắng: Củ cải trắng có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm, làm dịu cổ họng. Do vậy người viêm họng mủ có thể sử dụng củ cải làm ép lấy nước hoặc ăn củ cải nhằm giảm đau rát khó chịu do bệnh gây ra.
Người bệnh cũng có thể sử dụng rau diếp cá, nghệ, hành tây, tía tô,… để chữa viêm họng có mủ. Tuy nhiên, các mẹo chữa viêm họng này có dược tính rất thấp, chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh vẫn cần sử dụng các biện pháp điều trị đặc hiệu khác.
Điều trị bằng thuốc Tây
Trong Tây y, việc điều trị viêm họng mủ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh do vi khuẩn, người bệnh sẽ được bác sĩ kê các loại kháng sinh, kháng khuẩn. Các loại thuốc Tây y thường mang đến hiệu quả nhanh, nhưng nếu không tuân thủ liệu trình điều trị, tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh viêm họng mủ.
- Thuốc sát trùng, rửa họng: làm sạch khoang miệng và loại bỏ các vi khuẩn, các hạt mủ trắng trong niêm mạc.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: aspirin (không dùng cho trẻ em), performax, paracetamol,…Đối với trẻ em khi dùng thuốc giảm đau nên dùng loại amoxicilin để giảm thời gian lây bệnh.
- Thuốc kháng viêm ngăn ngừa lây nhiễm: prednisolon 5mg, alpha chymotrypsin,…
Điều trị bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, viêm họng mủ là bệnh do hỏa viêm, ứ trệ khí huyết, can khí bị uất kết, khí không thông, đờm uất ở họng, không thoát ra được. Cùng với đó là do tạng phủ suy yếu, lao động quá sức làm tổn thương phần âm, ảnh hưởng tới phế thận.
Vì thế, muốn đẩy lùi bệnh một cách toàn diện, chỉ tập trung loại bỏ triệu chứng là chưa đủ mà còn phải đồng thời kết hợp điều trị từ sâu căn nguyên gây bệnh. Nguyên tắc điều trị viêm họng mủ của Đông y cũng dựa trên quan điểm về bệnh như vậy mang đến hiệu quả điều trị toàn diện, bền vững, tránh tái phát.
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị Cam thảo, cánh cát mỗi loại 4gr, hoa thiên phấn 6gr, tang bạch bì, hoàng cầm mỗi loại 12gr, sa sâm 16gr.
- Các dược liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi nấu tương đương 3 chén nước nấu sắc còn nửa chén. Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn chính. Uống đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 2
- Dùng Cam thảo 2gr, xạ can 6-8gr, bạch tương tàm 8gr, tang bạch bì, thạch hộc, mạch môn, kê huyết đằng mỗi loại 12gr, huyền sâm, sinh địa mỗi loại 16gr.
- Các dược liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi nấu tương đương 3 chén nước nấu sắc còn nửa chén. Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn chính. Uống đến khi khỏi bệnh.
Viêm họng mủ kiêng gì? Ăn gì?
Người viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng cải thiện bệnh, tham khảo ngay tại đây
- Nên kiêng: Thức ăn cay nóng; Đồ ăn cứng, chiên giòn; Chất kích thích, rượu bia, thuốc lá; Thực phẩm lạnh
- Nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin C; Thực phẩm giàu kẽm; Thực phẩm giàu protein
Cách phòng ngừa viêm họng mủ
Cùng với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị bệnh viêm họng mủ. Nếu muốn bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng và súc miệng bằng nước muối ngày hai lần sáng, tối để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi.
- Kết hợp luyện tập thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh tiếp xúc, không nên dùng chung đồ ăn, thức uống hoặc dụng cụ cá nhân với người bị viêm họng mủ.
- Đảm bảo giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
Viêm họng mủ là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người bệnh và cả những người xung quanh. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!