Viêm Họng Đau Tai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Viêm họng đau tai là biến chứng của bệnh viêm họng với biểu hiện đau họng kèm theo đau tai. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh do người bệnh chủ quan trong điều trị viêm họng, ngoài ra còn bởivi khuẩn, virus. Bài viết sau cung cấp đầy đủ thông tin và liệu pháp điều trị hiệu quả đến người bệnh và bạn đọc quan tâm.
Viêm họng đau tai là gì? Triệu chứng nhận biết
Viêm họng kèm theo tình trạng đau tai trái, phải là hiện tượng khá phổ biến. Người ta cho rằng, đây là biến chứng gây ra do bệnh viêm họng . Nhất là khi tình trạng viêm họng kéo dài lâu ngày không có biện pháp can thiệp phù hợp. Lúc này, vùng viêm nhiễm từ khoang họng lan dần ra những vùng lân cận, trong đó có tai, gây nên tình trạng viêm tai giữa là điều dễ hiểu. Tai – mũi – họng là 3 bộ phận thông với nhau nên viêm nhiễm tại họng có thể dễ dàng lây sang tai và gây đau tai.
Viêm đau họng đau tai với các triệu chứng thường gặp như:
- Nuốt nước bọt bị đau cổ họng, ngứa rát, khó chịu
- Sốt cao trên 38 độ
- Viêm amidan
- Sưng hạch ở cổ
- Bị đau họng đau tai trái, tai phải hoặc cả hai
- Đau họng nhức đầu mệt mỏi, cơ thể suy nhược
- Ho khan và ho có đờm
- Có cảm giác đau âm ỉ, liên tục ở một hoặc cả hai bên tai
- Nghẹt tai
- Có cảm giác đầy trong tai
- Tai chảy dịch
- Nghe thấy các âm thanh lạ bên trong tai
Đồng thời khi quan sát thấy cổ họng có tình trạng đỏ, tấy, amidan bị sưng, hàm và các tuyến ở cổ có dấu hiệu bị sưng, xuất hiện mảng bám màu trắng trên amidan.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác kèm theo. Nhiều trường hợp, bệnh nhân viêm họng bị đau tai trái, phải còn kèm theo cả hiện tượng đau đầu, sốt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi.
Nguyên nhân gây tình trạng đau họng đau tai
Nguyên nhân chính là biến chứng của viêm họng không được điều trị và chăm sóc không đúng cách. Người bệnh chủ quan trong điều trị để bệnh tái phát dai dẳng dẫn đến lây lan viêm nhiễm lên tai. Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đau họng đau tai là:

- Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng dị ứng. Đặc biệt phổ biến đối với người có cơ địa dễ kích ứng. Cụ thể, phấn hoa, lông thú nuôi, bụi bẩn,…đi vào mũi kích hoạt phản ứng dị ứng tự nhiên. Điều này khiến cho tình trạng viêm đi dọc từ màng nhầy đến khoang mũi và tai.
- Viêm họng do virus, vi khuẩn, chủ yếu với các loại virus cúm, sởi, virus rhino, adeno,…
- Thời tiết thay đổi thất thường, thời điểm giao mùa, chuyển lạnh, người bệnh không giữ ấm cơ thể
- Bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,…
- Viêm amidan là bệnh hình thành khi amidan trong cổ họng bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây hại. Viêm nhiễm tại đây cũng lây lan sang các các cơ quan lân cân gây viêm họng, nhiễm trùng tai gây đau nhức
- Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thuốc ăn đồ ăn cay nóng thường xuyên
- Ngoài ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản… cũng là nguyên nhân gây lên bệnh viêm họng và viêm họng đau tai..
- Nhiễm trùng hoặc áp xe răng: Hiện tượng áp xe răng hình thành do túi mủ ở các bộ phận của răng bị nhiễm khuẩn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ có những cơn đau xung quanh hàm, sau đó lan rộng ra đến tai. Lúc này, các hạch bạch huyết ở cổ cũng có xu hướng bị sưng, đau kèm theo.
Viêm họng đau tai có nguy hiểm không?
Các chuyên gia trong lĩnh vực tai, mũi, họng xem tình trạng viêm họng đau tai là một trong những trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn trong 3 – 4 ngày. Chỉ khi người bệnh không chịu điều trị, về lâu dài có thể khiến bệnh chuyển sang mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp.
- Viêm tai giữa: Bệnh viêm họng đau tai kéo dài dẫn đến viêm tai giữa khiến tai bị ù, ảnh hưởng thần kinh gây thính lực kém, đau đầu. Trong nhiều trường hợp viêm tai giữa không được điều trị dứt điểm sẽ gây tai xương chũm, khi đó bạn bắt buộc phải phẫu thuật để điều trị dứt điểm và không biến chứng nặng về sau.
- Viêm phổi, thanh quản, xoang: Những cơ quan này sẽ bị vi khuẩn, virus lây lan. Đường hô hấp lúc này sẽ bị đe dọa nguy hiểm. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ bị viêm phế quản. Bệnh trở nặng, người bệnh sẽ bị viêm phổi, áp xe,…nguy hại tính mạng.
- Nhiễm trùng máu: Nếu bệnh nhân không can thiệp, điều trị chứng viêm họng đau tai, lâu dần có thể gây nhiễm trùng máu. Lúc này, các cơ quan nội tạng bắt đầu bị tổn thương, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe, tính mạng.
- Ung thư vòm họng: Khi viêm họng đau tai kéo dài khiến họng sưng to, khạc nhiều đờm, thậm chí ho ra máu,… Bệnh có thể biến chứng dẫn đến ung thư vòm họng và dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Điều trị tình trạng viêm họng đau tai
Đau họng đau tai có thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc tại bệnh viện. Phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên triệu chứng của bệnh.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Dành thời gian để nghỉ ngơi và uống nhiều nước là những cách khắc phục đơn giản và hiệu quả nếu bạn bị đau họng đau tai do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng ở cổ họng, xoang và tai.

- Bạn có thể pha mật ong với nước ấm uống đều đặn hằng ngày. Hoặc kết hợp với gừng tươi giảm cảm giác khó chịu, đau rát cổ họng khi bị viêm họng. Bên cạnh đó mật ong kết hợp với tỏi cũng giúp chống nhiễm khuẩn, giảm tình trạng sưng tấy, đẩy lùi triệu chứng viêm họng.
- Ngậm đá hoặc ăn kem khi bị đau và viêm họng
- Nhỏ một vài giọt dầu ô liu ấm vào trong tai
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp giữ ẩm cho cổ họng và mũi
- Bên cạnh mật ong, hẹ cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng cải thiện tình trạng viêm họng, đau tai được nhiều người sử dụng. Trong hẹ có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra.
Điều trị y tế
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng họng và tai sẽ hết sau một vài tuần mà không cần điều trị. Bạn sẽ chỉ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng răng, bị nhiễm liên cầu khuẩn tái phát hoặc có hệ thống miễn dịch yếu.

- Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng chống lại sự gây hại của vi khuẩn, loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể người bệnh. Một số loại như amoxicillin, penicillin, erythromycin,…
- Thuốc giảm sưng, giảm đau họng, tai: Thuốc có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây bệnh trú ngụ tại khu vực họng, tai. Có thể kể đến như thuốc cảm aleve, thuốc chống viêm các loại ibuprofen, diclofenac,dexamethason,…
- Thuốc hạ sốt: Sản phẩm chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bệnh mới khởi phát. Một số loại thuốc giảm sốt sử dụng nhiều hiện nay: Paracetamol, Panadol, Efferalgan, Aspirin… Bệnh nhân sử dụng dưới dạng viên sủi hoặc viên nén có tác dụng hạ sốt nhanh, giảm nhanh cơn đau đầu, mệt mỏi.
- Các sản phẩm siro, viên ngậm trị ho: Chứa tinh chất từ bạc hà, chanh, vị thuốc Đông y hoặc chất kháng viêm giúp làm dịu họng, giảm ho, đau rát, tránh được nguy cơ tổn thương họng. Ngoài ra bạn được kê thêm một số loại thuốc vitamin, tăng sức đề kháng và cải thiện tình hình sức khỏe.
- Phẫu thuật cắt amidan hoặc adenoids nếu có liên quan
Chăm sóc và phòng ngừa chứng viêm họng đau tai
Để tình trạng viêm họng đau tai nhanh chóng được khắc phục, bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
- Súc họng, miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng ấm hàng ngày.
- Vệ sinh vùng mũi, tai và các bộ phận hô hấp khác thường xuyên.
- Cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, các chất như chất xơ, omega 3, đạm cũng rất quan trọng. Bạn có thể bổ sung qua trái cây tươi, rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa,…
- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm đường thở, bảo vệ tai, mũi, họng.
- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc khi đã tiếp xúc đồ vật ở nơi công cộng
- Tránh dùng chung đồ ăn, cốc nước uống và đồ dùng cá nhân
- Không sử dụng nước uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá
- Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát, để không biến chứng đến viêm tai giữa, hoặc mũi
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng sức đề kháng cơ thể
Tình trạng viêm họng đau tai giai đoạn khởi phát nếu được phát hiện và điều trị có thể chữa khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh chủ quan khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng, khó khắc phục. Chính vì thế, khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Tránh ủ bệnh lâu ngày khiến cơ thể phải đối mặt với những nguy cơ không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!