Viêm Họng Hạt Mãn Tính: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Viêm họng hạt mãn tính gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và kéo dài dai dẳng. Tìm hiểu sớm nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm họng hạt mãn tính là gì?
Viêm họng hạt mãn tính là tình trạng bệnh viêm họng diễn ra kéo dài, dai dẳng, thường trên một tuần. Bệnh là hậu quả của quá trình viêm họng cấp tính lặp lại nhiều lần. Các dấu hiệu của bệnh thường gặp như đau rát họng, khi nuốt đau nhiều hơn, tình trạng ho kéo ài và đôi khi có đờm.

Ngoài nguyên nhân phổ biến do nhiễm trùng và dị ứng, các triệu chứng bệnh viêm họng hạt mãn tính còn bùng phát do tác động của các tác nhân như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia hoặc hệ quả của một số bệnh lý mãn tính khác.
Căn cứ vào mức độ tổn thương, bệnh viêm họng hạt mãn tính được chia thành các thể chính như sau:
- Viêm họng hạt mãn tính quá phát: Triệu chứng vướng họng kéo dài và nghiêm trọng, cảm giác giống như hóc xương. Triệu chứng này khiến bệnh nhân dễ dàng bị ói, ngay cả họ đánh răng hoặc há miệng quá to. Khi há miệng thấy niêm mạc thành sau họng sần sùi và dày lên, xuất hiện các hạt to nổi lên từng khóm hoặc riêng rẽ.
- Viêm họng hạt mãn tính xuất tiết: Các triệu chứng viêm họng hạt mãn tính xung huyết nếu không được kiểm soát, lúc này niêm mạc cổ họng sẽ có dấu hiệu tiết nhiều dịch nhầy ở cổ ứ đọng lại. Khi quan sát sẽ thấy có các bựa trắng bám ở thành họng.
- Viêm họng hạt: Viêm họng hạt hay viêm họng quá phát khởi phát khi tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng kéo dài, dẫn đến các tổ chức lympho hoạt động hơn mức bình thường gây nổi các hạt nhỏ ở thành họng.
- Viêm họng teo: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là hiện tượng khô họng, đau họng, đờm đặc quánh và muốn khạc nhổ. Đôi khi, việc khạc nhổ quá nhiều có thể làm niêm mạc họng bị chảy máu, khiến chất đờm khạc ra ngoài có lẫn dây máu.
Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt mãn tính triệu chứng thường không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với thể viêm họng khác. Mỗi người bệnh sẽ có mức độ khó chịu khác nhau do những hạt ở thành họng gây ra. Tuy nhiên, viêm họng hạt mãn tính thường có triệu chứng diễn tiến kéo dài.

Chủ yếu là các triệu chứng nặng bao gồm
- Cảm giác vướng víu ở cổ họng: Người bệnh sẽ cảm giác như có vật gì đó chặn ở họng rất vướng và khó chịu, chỉ muốn khạc nhổ ra ngoài.
- Ho có đờm: Đây là biểu hiện rõ rệt của chứng viêm họng. Màu sắc của đờm họng có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng khi bệnh nhân vừa tỉnh giấc.
- Đau họng: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất. Những cơn đau thường âm ỉ, kéo dài nhiều tuần. Kèm theo là triệu chứng nóng rát, ngứa, khô khan, vướng víu ở họng.
- Nổi hạch sưng đau ở cổ: Sờ nắn ở vùng cổ dễ dàng nhận thấy cục cứng, sưng và đau. Kèm theo là hiện tượng sốt và đau đầu.
- Sốt, đau đầu: Triệu chứng này cảnh báo bệnh viêm họng hạt mãn tính đã tiến triển nặng
- Đỏ ửng ở cổ họng: Thành cổ xuất hiện những hạt trắng nổi mẩn, kích thước khác nhau, gây đỏ ửng ở cổ họng.
- Triệu chứng khác: Thay đổi giọng nói, khàn giọng, hắt hơi kèm sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ..
Nguyên nhân viêm họng hạt mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng kéo dài đến giai đoạn mãn tính. Chủ yếu là liên quan đến chế độ sinh hoạt dinh dưỡng không lành mạnh khiến bệnh tái phát thường xuyên hay việc điều trị không dứt điểm khiến các tác nhân gây bệnh tấn công mạnh mẽ vào niêm mạc họng.

Cụ thể các nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm
- Nhiễm trùng: Liên cầu khuẩn Streptococcus là loại vi khuẩn chính gây tổn thương ở vùng hầu họng. Ngoài ra thì sự xâm nhập của virus bạch cầu, virus sởi, virus cúm cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng viêm hạt họng mãn tính ở nhiều người.
- Viêm xoang mãn tính: Dịch nhầy xuất tiết ở người bị viêm xoang có thể chảy xuống vùng cổ họng và gây kích ứng, sưng viêm, hình thành bệnh viêm họng mạn kéo dài.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược khiến axit trong dạ dày tràn lên họng, lâu dần khiến niêm mạc họng bị tổn thương và viêm nhiễm.
- Yếu tố môi trường: Những người thường xuyên phải làm việc và sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và chất độc hại có thể sẽ phải đối mặt với căn bệnh này.
- Nguyên nhân khác: viêm amidan mãn tính, khói thuốc lá, thời tiết, cơ địa dị ứng… cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm ở vùng họng.Vẹo vách ngăn, polyp cuống mũi khiến tắc mũi mãn tính; cơ địa bị dị ứng như viêm thực quản bạch cầu.
Viêm họng hạt mãn tính nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp bị viêm họng mãn tính thường có các biểu hiện ở mức độ nhẹ, phát triển chậm nhưng sẽ kéo dài dai dẳng và gây khó khăn trong quá trình điều trị. Đối với các trường hợp chủ quan hoặc áp dụng sai biện pháp điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như
- Viêm amidan
- Viêm phế quản
- Viêm tai giữa
- Áp xe thành họng
- Viêm xoang
- Viêm thanh quản
Hướng điều trị viêm họng mãn tính
Có thể thấy viêm họng hạt mãn tính là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ ràng về bệnh có thể chữa bằng nhiều phương pháp. Còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi, cân nặng mà chọn phương pháp nào cho phù hợp. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Thuốc Tây
Phương pháp Tây y chú trọng việc kiểm soát và làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng mãn tính. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
- Kháng sinh: Enicilin, Augmentine, Clamoxyl, Erythromycin, Cephalexine, Zinnat…
- Thuốc giảm đau họng: Các loại thuốc uống, nước súc họng hay kẹo ngậm
- Thuốc chống sưng viêm, phù nề: oropivalone, lysopaine, steroid
- Thuốc giảm ho: siro dạng nước hoặc viên ngậm giảm ho
- Thuốc long đờm: acetylcystein
- Thuốc súc miệng, thuốc bôi chấm họng
- Thuốc điều trị bệnh lý là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính.
Áp dụng các bài thuốc Đông y hiệu nghiệm
Đông y quan niệm họng là phần trên của phế. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng mãn tính là do tà khí xâm nhập vào tạng phế, nếu phế khí yếu sẽ không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập này dẫn tới họng viêm. Ngoài ra, bệnh còn do thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khiến tỳ vị tổn thương, nhiệt tích tụ trào ngược lên họng dẫn tới viêm.
Bài thuốc số 1: Dùng cho thận âm hư, cảm nhiễm ngoại tà
- Nguyên liệu: Sinh thạch cao 24gr, sinh địa 20gr, mạch môn đông 16gr, ngưu tất 12gr, tri mẫu 12gr.
- Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đun cùng 1,5 lít nước, đến khi còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Dùng uống trong ngày, chia làm 5 lần.
Bài thuốc số 2: Bệnh nhân có biểu hiện sưng, đỏ cổ họng, mệt mỏi
- Nguyên liệu: Mang tiêu 20gr, cam thảo 20gr, đại hoàng 20gr, liên kiều 10gr, chi tử 10gr, bạc hà diệp 10gr, hoàng cầm 10gr.
- Cách thực hiện: Sao giòn sau đó tán mạt các loại: Cam thảo, đại hoàng, liên kiều, hoàng cầm. Mang tiêu đem tán mịn rồi trộn cùng với các nguyên liệu đã tán mạt ở trên. Lấy 10gr bột dược liệu trên trộn với nước trúc diệp và bạc hà diệp. Mỗi ngày uống 4 lần.
Áp dụng các bài thuốc Nam
Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều cách chữa viêm họng mãn tính tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Cách chữa này không tốn nhiều chi phí, công sức mà hiệu quả đem lại rất tốt. Hơn nữa nguyên liệu lại dễ tìm, người bệnh chỉ cần kiên trì thực hiện là bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể, thậm chí khỏi hẳn.

Các cách chữa viêm họng, đau họng tại nhà từ dân gian đơn giản như sau
- Lá mướp: Chuẩn bị 3 lá mướp và 2 củ tỏi đã bóc vỏ, tất cả giã nát, chắt lấy nước uống ngày 3 lần. Sau khoảng 3 ngày sử dụng, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm họng mạn tính thuyên giảm rõ rệt.
- Cây lược vàng: Chọn lá lược vàng còn tươi, rửa với nước muối cho sạch rồi cắt thành khúc nhỏ. Nhai nát lá lược vàng trong miệng và nuốt phần nước sau đó nhả bã.
- Lá hẹ: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ, cắt khúc và xào với dấm. Lấy hỗn hợp lá hẹ đã xào đắp lên vùng cổ họng, cố định bằng tấm vải và để khoảng 5-6 tiếng. Bài thuốc từ lá hẹ giúp giảm ho, sưng rát họng vô cùng hiệu quả.
- Mật ong: Dùng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất ngậm từng chút một trong miệng rồi nuốt. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sẽ làm dịu cơn đau rát họng
Tiểu phẫu đốt họng hạt
Được dùng khi hiện tượng viêm nhiễm quá nặng, các hạt có kích thước lớn, phát triển nhanh. Nhiệt điện hoặc tia laser được dùng để loại bỏ những hạt viêm họng.
- Ưu điểm: Nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian.
- Nhược điểm: Chi phí cao, khả năng tái phát lớn, để lại biến chứng như đau họng, mất máu, sẹo họng, câm.
Viêm họng mãn tính là bệnh lý đường hô hấp có đặc tính kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Do đó, song song việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!