Viêm Họng Mãn Tính Có Chữa Khỏi Được Không? Bác Sĩ Nói Gì?

Viêm họng mãn tính có chữa được không? là câu hỏi được đa số người bệnh đang quan tâm và đi tìm câu trả lời chính xác. Các chuyên gia hô hấp chỉ rõ các triệu chứng viêm họng mãn tính thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Để chữa khỏi người bệnh cần tuân thủ theo liệu trình trị liệu kết hợp với việc giữ gìn, tăng cường thể chất. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời được thắc trên thông qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Viêm họng mãn tính có chữa khỏi không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm nặng,  kéo dài trên khoảng 10 ngày. Đây thực chất là hậu quả của việc điều trị viêm họng cấp tính không có hiệu quả mặc dù bệnh nhân đã áp dụng nhiều phương pháp chữa trị khác.  Đây không phải là bệnh lành tính, đơn giản như nhiều người nghĩ. Bởi bệnh kéo dài, tái phát liên tục và không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh dễ tiến triển nặng, gây ra các biến chứng.

viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính

Các triệu chứng đau rát họng, ho, khản tiếng dai dẳng, chữa mãi không khỏi. Viêm họng giai đoạn mãn tính có các thể viêm họng xuất tiết, xơ teo, viêm họng hạt.

Nguy hiểm hơn, với những tình trạng quá phát, viêm họng  mãn tính ngoài những biến chứng điển hình trên, người bệnh còn gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng hơn. Khi các tổ chức lympho các hạt trong niêm mạc bị phình to, viêm nhiễm kéo dài khiến họng sưng to, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu, khạc nhiều đờm, thường xuyên bị đau đầu dữ dội… lâu dần dẫn đến ung thư vòm họng.

Đặc biệt lưu ý với trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ. Các bé vốn có hệ miễn dịch kém, dễ nhạy cảm nên khi viêm họng chuyển sang thể mãn tính sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn người lớn. Vậy “viêm họng mãn tính có chữa được không”?

Mặc dù bệnh viêm họng mãn tính mang đặc tính dai dẳng và dễ tái phát nhưng có khả năng điều trị dứt điểm nếu người bệnh chủ động tiến hành thăm khám khi bệnh tình ở giai đoạn khởi phát. Bên cạnh đó, việc điều trị đúng cách và kịp thời có thể rút ngắn được thời gian cải thiện cũng như tiết kiệm chi phí điều trị.

Thời gian điều trị viêm họng mãn tính còn phụ thuộc vào những yếu tố như mức độ bệnh lý, thể trạng của người bệnh và phương pháp điều trị. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây, một số cách chữa viêm họng dân gian và một số mẹo chữa bệnh thông thường. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này lại tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Tốt nhất, để biết được tình trạng bệnh lý của mình phù hợp với phương pháp điều trị nào, bạn nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định đúng đắn, phù hợp nhất.

Phương pháp chữa bệnh viêm họng mãn tính dứt điểm

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, chảy nước mũi,  ho có đờm… các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc xịt mũi họng, giảm ho loãng đờm tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng
Sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng

Điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây y

Khi tới thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ dựa theo triệu chứng người bệnh gặp phải để đưa ra loại thuốc trị viêm họng thường dùng cho giai đoạn mãn tính như

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp phát hiện bệnh nhân viêm họng mãn tính do sự xâm nhập của vi khuẩn bác sĩ sẽ tiến hành kê toa đơn với một số loại thuốc như: amoxicillin, penicillin, roxithromycin… dạng uống hoặc dạng tiêm.
  • Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc Tây kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen… có thể đẩy lùi tình trạng viêm họng, tăng sức đề kháng cho người bệnh.
  • Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này thường chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị viêm họng kéo dài do dị ứng, đau rát cổ họng, nghẹt mũi,…;
  • Thuốc làm tan đờm: Khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn mãn tính thường lượng đờm đọng lại ở cổ họng khá nhiều và cần được loại bỏ. Người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc tiêu đờm để cải thiện tình trạng này. Một số loại thuốc tiêu đờm được bác sĩ kê đơn như: Mucosolvan, Acetylcystein, Bromhexin,…;
  • Thuốc làm lỏng chất nhầy: bromhexin, acetylcystein…
  • Một số loại thuốc khác: Tùy theo biểu hiện của bệnh viêm họng mãn tính mà người bệnh sẽ được bác sĩ kê thêm một số loại thuốc như: thuốc ho, thuốc hạ sốt, thuốc ổn định độ pH, thuốc nhỏ mũi, thuốc ngậm, thuốc chống dị ứng,…
  • Với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton.

Khi chuyển sang thể mãn cơ thể bệnh nhân đã bị nhờn thuốc. Do vậy viêm họng mãn tính có chữa khỏi hay không phụ thuộc người bệnh cần sử dụng thuốc liên tục theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc Tây y để trị bệnh viêm họng mãn tính khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng có thể làm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình điều trị bệnh cũng như sức khỏe của bản thân. Chính vì vậy, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn nếu mong muốn bệnh tình được thuyên giảm theo thời gian dự kiến của bác sĩ.

Điều trị nguyên nhân

Là điều trị bệnh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

  • Điều trị viêm mũi xoang, viêm amidan.
  • Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ của bệnh như khói thuốc lá và những chất độc hại trong không khí

Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng biện pháp đốt tia laser. Thông thường, điều trị viêm họng mãn tính bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa thường chỉ định cho các trường hợp hạt lympho gây ra nghẹn, tắt tiếng lâu ngày, khó nuốt nước bọt hoặc có cảm vướng khi nuốt.

Một số vấn đề cần lưu ý khi chữa viêm họng mãn tính

Kết hợp sử dụng những bài thuốc được kê đơn cùng với chế độ hoạt động lành mạnh cho bản thân cũng là cách giúp người bệnh nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.

  • Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hay kết hợp Đông – Tây để điều trị bệnh.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Tốt nhất nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, ít cay, nóng hoặc mặn. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi;
  • Trong và sau quá trình điều trị bệnh cần hạn chế ăn đồ khô cay, nóng bởi dễ làm họng tổn thương, sưng tấy.
  • Uống đủ 2,5 lít nước trong ngày để họng không bị khô.
  • Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Giữ gìn môi trường không khí trong lành.
  • Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để vùng họng luôn sạch sẽ, để vi khuẩn không có cơ hội tấn công.
  •  Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh khẩu trang để sạch khuẩn.
  • Luôn giữ cơ thể thoải mái, tránh stress
  • Tăng cường sức khỏe bằng các bài tập thể thao.

Tóm lại, bệnh viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh có những phương pháp điều trị phù hợp. Để bệnh tình được chữa lành nhanh chóng, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày sao cho phù hợp. Đồng thời, tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ.

Tìm  hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *