Viêm Họng Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cha Mẹ Cần Nắm Rõ

Viêm họng ở trẻ sơ sinh thường có liên quan đến một số loại virus hoặc nhiễm trùng ở cổ họng. Tình trạng này có thể gây viêm bên trong cổ họng khiến bé khó nuốt, ngứa họng, khó chịu và cần điều trị kịp lúc để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm họng thì cần phải được thăm khám và điều trị sớm, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện về sau của trẻ.  Các thể viêm họng mà trẻ sơ sinh thường mắc phải nhất là: Viêm họng cấp, viêm họng mủ, viêm họng hạt

viêm họng ở trẻ sơ sinh
Viêm họng ở trẻ sơ sinh

Để việc điều trị viêm họng đạt kết quả cao, cha mẹ cần xác định chính xác tác nhân gây bệnh.

  • Do vi khuẩn tấn công: Các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp có mặt khắp nơi quanh môi trường sống của trẻ. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua con đường ăn uống hoặc đường thở
  • Vi rút: Một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Điển hình là vi rút gây cảm cúm, cảm lạnh thông thường, adeno, sởi và rhino, virus coxsackievirus A16 (một loại vi rút gây bệnh tay chân miêng),…
  • Do yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi bất thường cũng dễ làm cho cơ địa trẻ chưa kịp thích ứng. Do vậy dễ phản xạ lại bằng các triệu chứng của viêm họng.
  • Herpangina: Nghiên cứu mới nhất chỉ Herpangina là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra đau họng với một số triệu chứng như sau: quanh miệng bé xuất hiện chấm xám và trắng, sốt cao, tiêu chảy, bỏ bú
  • Do cơ địa: Như đã nói ở trên, cơ địa trẻ sơ sinh vốn non nớt. Sức đề kháng kém sẽ dễ tạo điều kiện để các mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh.
  • Bệnh chân tay miệng: Giai đoạn đầu của bệnh chân tay miệng trẻ thường kèm theo chứng ho, sốt, đau họng.
  • Do các bệnh lý khác: Viêm họng ở trẻ sơ sinh có thể là biến chứng chứng của nhiều chứng bệnh như: Trào ngược dạ dày thực quản, cúm, viêm amidan, viêm phế quản…

Triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh

Thông thường, các bậc phụ huynh thường cảm thấy khó khăn trong việc nhận biết dấu hiệu viêm họng ở con nhỏ. Bởi trên thực tế, trẻ sơ sinh không thể nói và cũng không biết cách biểu đạt cảm xúc

trẻ bị viêm họng
Trẻ sơ sinh bị viêm họng
  •  Khi bị viêm họng, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, gắt gỏng theo cơn. Tuy nhiên khi bé buồn ngủ hay đói bé cũng thường như vậy.
  • Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ sốt thường là 30 độ C. Còn trẻ từ 3 – 6 tháng thì mức độ sốt cần chú ý là 38,3 độ C.
  • Cổ họng trẻ bị sưng đỏ, có trường hợp xuất hiện viêm họng có mủ trắng
  • Bé không thể mở miệng và có cảm giác khó nuốt
  • Ho, ho khan hoặc ho có đờm có thể liên quan đến tình trạng viêm họng ở trẻ sơ sinh. Lúc đầu bé có thể bị ho nhẹ, sau đó khoảng 7 – 10 ngày bé bắt đầu ho nhiều hơn.
  • Một số bé có thể bị chảy nước mũi, khó khăn khi thở bằng mũi và chảy nước mắt.
  • Sốt cao từ 39 độ C
  • Nổi hạch hai bên hàm
  • Trong một số trường hợp trẻ có thể có hơi thở có mùi khó chịu.
  • Khi bị viêm họng hệ miễn dịch của con đã yếu nên có thể khiến con bị nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn điều trị cho trẻ sơ sinh khi viêm họng

Viêm họng khiến trẻ sơ sinh thường quấy khóc. Tình trạng này không chỉ diễn ra một lúc mà có thể kéo dài trong nhiều ngày. Sự quấy khóc của con, cộng với áp lực lo lắng khiến cho nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi.  Đại đa số trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cho trẻ.

viêm họng ở trẻ
Viêm họng ở trẻ

 Viêm họng cấp do virus

Viêm họng cấp do virus tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn có những điều cần lưu ý. Nếu không điều trị kịp thời, viêm họng cấp do virus ở trẻ có thể dẫn đến viêm họng, viêm màng não, viêm phế quản.

Phụ huynh chỉ cần áp dụng một vài biện pháp điều trị tự nhiên như cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để cải thiện triệu chứng. Mặt khác, cha mẹ cũng nên cho con nghỉ ngơi nhiều. Đồng thời nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho con, đặc biệt là vitamin C và A.

Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé đau quá mà bú ít, mẹ nên giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng cữ bú. Nếu bé đang tuổi ăn dặm, thức ăn cho bé cần nghiền nhỏ, nấu loãng hơn để bé dễ nuốt hơn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thụ.

Viêm họng cấp do vi khuẩn

Viêm họng cấp do khuẩn chỉ chiếm 20-25%, có thể dễ dàng dẫn đến nhiều biến chứng như bị áp xe amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang mũi cần phải biến cách đề phòng.

dùng thuốc tây điều trị viêm hòn cho trẻ
Dùng thuốc tây điều trị viêm hòn cho trẻ

Thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh chính là liệu pháp trị liệu cần thiết. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhi thường không khuyến khích sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh. Bởi thuốc có thể kích ứng gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và gan.

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm họng. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có hệ thống miễn dịch phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy, bác sĩ có thể cần theo dõi thêm để có biện pháp khắc phục hợp lý.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng tại nhà

Trước khi tìm đến thuốc kháng sinh, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng các biện pháp xử lý tại nhà sau đây để giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ.

  • Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, mẹ cần dùng khăn ấm lau người đặc biệt là vùng bẹn và vùng nách để hạ sốt cho con. Đối với trẻ sơ sinh sốt trên 38,5 độ, bé trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
  • Làm mát cổ họng cho bé: Cha mẹ có thể dùng khăn mát để giữ ẩm và giảm đau cho con. Hoặc cũng có thể cho con ăn sữa chua hay uống nước lạnh, giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy trong cổ họng.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé đau quá mà bú ít, mẹ nên giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng cữ bú. Nếu bé đang tuổi ăn dặm, thức ăn cho bé cần nghiền nhỏ, nấu loãng hơn để bé dễ nuốt hơn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thụ.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí để bé dễ thở hơn.
  • Tránh cho bé uống sữa ở các chất lỏng lạnh. Điều này có thể khiến bé bị cảm lạnh, cúm và khiến viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp trẻ ngủ để tránh kiệt sức và suy nhược cơ thể.
  • Cho trẻ tránh khỏi các môi trường truyền nhiễm, nơi công cộng, đông đúc để tránh việc lây nhiễm. Ngoài ra, giữ bé ở môi trường sạch, ít bụi bẩn và các chất có thể gây dị ứng.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ em

Viêm họng ở trẻ sơ sinh thường là do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau để phòng bệnh cho trẻ.

  • Vào trời lạnh, cần đặc biệt giữ ấm cơ thể nhất là ở vùng cổ, tay chân.
  • Giữ bé tránh khỏi mầm bệnh hoặc những người có dấu hiệu cảm lạnh, cúm và viêm họng.
  • Tuyệt đối không dẫn con đến những nơi đông người, nhất là vào mùa xuân và mùa đông. Bởi đây là thời điểm bệnh viêm họng bùng phát mạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, núm vú giả và giường của trẻ.
  • Rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc trước khi chạm vào bé.
  • Dù trẻ còn nhỏ nhưng cũng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng, tai trước khi đi ngủ và sau ăn. Với trẻ dưới 1 tuổi có thể sử dụng khăn xô và muối sinh lý để vệ sinh. Trẻ trên 1 tuổi có thể tập cho trẻ thói quen đánh răng bằng bàn chải dành riêng cho bé.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng cần được chăm sóc và theo dõi bởi bác sĩ nhi khoa. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của viêm họng, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *