Viêm Họng Do Trào Ngược Dạ Dày: Biểu Hiện Và Cách Phòng Ngừa
Viêm họng trào ngược là tình trạng phổ biến ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ diễn tiến thành mãn tính. Để điều trị bệnh tận gốc, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó là xây dựng một lối sống, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Viêm họng do trào ngược dạ dày là gì, có nguy hiểm không?
Viêm họng do ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất chứa trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, họng gây ra hiện tượng ợ hơi nóng và đau rát vùng ngực dọc theo xương ức. Tình trạng này ngày càng kéo dài sẽ khiến các lớp niêm mạc thực quản kích ứng dẫn đến bị viêm. Có thể coi đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp. Nếu bệnh về họng không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như hơi thở có mùi, thực quản bị hẹp hoặc loét, ung thư
thực quản,…
Người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn giữa viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày, bởi chúng đều có những triệu chứng khá tương đồng với nhau. Vì vậy, nếu cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.
Viêm họng do trào ngược dạ dày khiến bệnh nhân suy giảm sức khỏe, luôn trong tâm trạng mệt mỏi chán nản, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm khác nhau như:
- Viêm họng mãn tính
- Viêm amidan mãn tính
- Hơi thở có mùi
- Bã đậu amidan
- Hẹp thực quản
- Ung thư vòm họng
Triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày?
Viêm họng do trào ngược dạ dày là sự kết hợp đồng thời của 2 bệnh lý. Dấu hiệu viêm họng do trào ngược dạ dày dễ biểu hiện thông qua một số biểu hiện cụ thể như:

- Ơ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn.
- Bệnh nhân cảm nhận bị bỏng rát phần xương ức hoặc ngực.
- Xuất hiện tình trạng đau rát họng kèm ho khan và ho có đờm.
- Cảm giác nóng rát ở ngực (khó chịu hơn khi cúi xuống hoặc nằm xuống, thường xảy ra sau bữa ăn), ngực đau tức, cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực
Viêm họng trào ngược có thể gây sốt nếu như các axit tại dạ dày phá hủy niêm mạc họng ngày càng nghiêm trọng. Từ đó, các tác nhân vi sinh cư trú tại cổ họng có điều kiện tấn công và tạo thành nhiễm trùng. Sốt chính là dấu hiệu cơ thể đang cảnh báo có sự xâm nhập của các vi sinh gây hại khiến các tế bào miễn dịch phải hoạt động quá mức.
Nguyên nhân gây viêm họng do trào ngược?
Nguyên nhân gây viêm họng do trào ngược dạ dày dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng bởi những biểu hiện của chúng khá giống nhau.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng từ 43% – 75% những người bị mắc viêm họng do trào ngược dạ dày thường không biết bản thân mắc bệnh. Bởi vì, triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày hầu như không có, hoặc đôi khi chỉ cảm thấy hơi nghẹn, vướng víu ở cổ họng, đau tức ngực hoặc giọng khàn đi khi nói nhiều.
Viêm họng nếu có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất là ở những người:
- Có thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh
- Bị mắc các bệnh về dạ dày (viêm dạ dày, loét dạ dày)
- Lạm dụng thuốc tây y trong điều trị bệnh (giảm đau, huyết áp)
- Bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh
- Béo phì
- Phụ nữ mang thai
- Bị tăng cân đột ngột hoặc giảm cân đột ngột
Các cách chữa viêm họng do trào ngược dạ dày thường gặp
Có nhiều cách chữa viêm họng do trào ngược dạ dày, dựa trên mức độ bệnh lý, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chữa phù hợp nhất.
Cách điều trị viêm họng trào ngược bằng Tây y
Các phương pháp Tây y luôn đem đến hiệu quả nhanh chóng, chấm dứt những biểu hiện lâm sàng của bệnh trong thời gian ngắn, bởi vậy được bệnh nhân ưu tiên sử dụng.
Tuy nhiên, chúng ta cần điều trị từ nguyên nhân do trào ngược dạ dày để chữa tận gốc căn bệnh. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị cho bệnh trào ngược, đó là thuốc trung hòa acid, thuốc kháng thụ thể H2, và thuốc ức chế bơm proton. Không chỉ thế, người bệnh cũng nên chú ý tới thói quen ăn uống của mình để làm giảm tình trạng trào ngược, hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có ga, chất cafein, trà và thuốc lá – những thực phẩm vốn làm tăng nguy cơ trào ngược.

Các loại thuốc thường dùng bao gồm
- Thuốc điều trị trào ngược dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Alginate, Dimeticol, Sucralfate), thuốc giúp điều hòa nhu động ruột (Metoclopramid, Domperidon, Sulpirid, Metopimazin). Các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, giảm các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn.
- Thuốc giảm ho, thuốc chữa viêm họng: Thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen), thuốc ngậm họng (Eugica Candy, Strepsils, Lysopaine, Prospan), thuốc giảm ho (chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan).
Mẹo dân gian chữa viêm họng do trào ngược dạ dày
Theo kinh nghiệm của dân gian, nghệ, đu đủ, gừng, cam thảo, mật ong…là những “thần dược” trong điều trị trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, hạ khí chỉ ho nên các triệu chứng tại họng cũng được giải quyết hiệu quả.

Để bào chế các bài thuốc dân gian chữa viêm họng có liên quan đến chứng trào ngược, người bệnh thực hiện như sau:
- Mật ong: có vị ngọt, tính ấm nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn tốt, giảm đau, giảm sưng viêm và giúp trung hòa axit trong dạ dày. Loại thực phẩm này được đánh giá có công dụng hữu hiệu trong điều trị viêm họng, giúp giảm ho, làm dịu họng, giảm đau rát họng.
- Gừng: 500g gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng, đổ 750ml giấm táo vào ngâm cùng, sau một tuần thì lấy hỗn hợp ra sử dụng. Mỗi bữa cơm lấy khoảng 3-5 lát gừng ăn cùng với cơm.
- Tỏi: Thành phần trong tỏi được nghiên cứu có hàm lượng chất allicin tác dụng như một loại kháng sinh mạnh mẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại gây bệnh.
- Bột nghệ: Bột nghệ pha cùng nước ấm và thêm mật ong vừa đủ, khuấy đều cho hỗn hợp tan. Khi uống thì uống từ từ để hỗn hợp thấm vào cổ họng. Thực hiện 1-2 lần/ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Cam thảo: Cam thảo rửa sạch và đun cùng nước tạo thành trà. Người bệnh nên uống mỗi ngày, trước bữa ăn khoảng 30 phút. Sau 1-2 tuần sử dụng thì ngừng, không được lạm dụng
Lưu ý: Mật ong không dùng để điều trị cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có khả năng gây ngộ độc. Không dùng cam thảo cho phụ nữ có thai, người bị cao huyết áp hoặc bệnh tim.
Sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi điều độ
Chế độ sinh hoạt lành mạnh và quản lý cảm xúc có thể hỗ trợ người bệnh khắc phục chứng viêm họng trào ngược. Theo đó, người bệnh cần:
- Không hút thuốc lá bởi nó làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày.
- Không nằm ngay sau khi ăn.
- Ăn từ tốn, tốc độ vừa phải và không ăn quá nhiều.
- Tập thể dục đều đặn, mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng. Điều này sẽ giúp cơ thể được thoải mái, tránh béo phì, những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng.
- Thực hiện các biện pháp loại bỏ cảm xúc tiêu cực như thiền, yoga…
- Hạn chế tối đa những đồ ăn dễ gây trào ngược như: đồ dầu mỡ, đồ uống có ga, cafe, trà.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ kích ứng niêm mạc như đồ uống có cồn (rượu) hay nước ngọt có ga.
- Không nên ăn quá no vào buổi tối, đặc biệt là 2 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ thì nên hạn chế ăn uống.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Người bệnh nên theo dõi kỹ càng những biểu hiện bất thường của cơ thể và thăm khám kịp thời tránh biến chứng xấu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!