Viêm Khớp Cổ Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là người lớn tuổi. Các triệu chứng bệnh lý có thể khởi phát sau một chấn thương hoặc do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm trùng, béo phì, di truyền.

Viêm khớp cổ chân là gì?
Khớp cổ chân là một trong những khớp có vai trò rất quan trọng, với kích thước không quá lớn nhưng khớp này lại có trách nhiệm gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Việc vừa phải chịu tác động từ áp lực bên trong lẫn bên ngoài như thế sẽ khiến cho khớp cổ chân rất dễ bị tổn thương và phát sinh bệnh lý, trong đó thường gặp nhất là căn bệnh viêm khớp cổ chân.

Viêm khớp cổ chân xảy ra khi dịch nhầy bôi trơn các khớp bị suy giảm đáng kể, điều này khiến cho phần sụn đĩa đệm nằm ở giữa hai đầu xương bị tổn thương và hư hỏng. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như cứng khớp và đau nhức ở vùng mắt cá chân. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà y học hiện đại chia viêm khớp cổ chân thành 2 giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn mới phát triển của bệnh, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi kèm theo đau nhói và sưng đỏ ở cổ chân. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra xung quanh khi người bệnh vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Giai đoạn thứ phát: Đây là giai đoạn bệnh phát triển rất mạnh mẽ, phần xương dưới sụn bị tổn thương sẽ bắt đầu hình thành gai xương chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau nhức dữ dội. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp đúng cách ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh chuyển biến sang mãn tính và nguy cơ phát sinh biến chứng.
Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở những người đã bước qua độ tuổi trung niên do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên, tuổi tác càng cao thì khả năng mắc bệnh sẽ càng cao. Tuy nhiên, thống kê y khoa cho thấy hiện nay số người bị viêm khớp cổ chân ở giới trẻ đang có xu hướng ngày càng gia tăng, chiếm đến 35% trên tổng số các ca bệnh đang tiến hành điều trị các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất nhân viên văn phòng, vận động viên, những người phải thường xuyên lao động chân tay.
Nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân
Chấn thương cổ chân là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm xương khớp. Ở người từng bị chấn thương, chẳng hạn như gãy mắt cá chân, sụn có thể bị hư hỏng và điều này khiến tình trạng viêm khớp diễn ra nhanh chóng hơn.
Cổ chân bị tổn thương cũng có thể dẫn đến hoại tử xương. Hoại tử do chấn thương có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu nuôi dưỡng xương. Ngoài ra khối u xương cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp cổ chân.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến viêm khớp cổ chân bao gồm:
- Nhiễm trùng khớp: Nhiễm trùng có thể dẫn đến tổn thương tế bào sụn, điều này khiến sụn không thẻ tái tạo. Do đó, các tổn thương khớp do nhiễm trùng có thể không thể điều trị dứt điểm.
- Di truyền: Mặc dù ảnh hưởng của di truyền đến tình trạng viêm khớp chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên di truyền có xu hướng làm tăng khả năng hao mòn và thoái hóa khớp cổ chân.
- Béo phì: Béo phì và trọng lượng cơ thể quá mức là một yếu tố phổ biến của bệnh viêm khớp cổ chân. Người thừa cân thường chịu nhiều áp lực lên các khớp, chẳng hạn như hông, đầu gối, cổ chân và bàn chân. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp và gây tổn thương sụn khớp nhanh hơn.
- Tuổi cao: Tuổi cao là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân. Lão hóa khiến sụn khớp bị hao mòn và dẫn đến viêm khớp. Hầu hết các trường hợp viêm xương khớp thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 50 – 60.
- Lối sống ít vận động: Lối sống lười vận động có thể dẫn đến yếu cơ, điều này khiến các khớp không được hỗ trợ đầy đủ, điều này có thể dẫn đến viêm khớp.

Không có nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm khớp cổ chân, tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị viêm khớp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cổ chân
Khi bị viêm khớp cổ chân, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng sau đây:
- Đau nhói cổ chân: Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất nếu mắc bệnh là khi cử động cổ chân cảm thấy đau nhức khó chịu. Thậm chí người bệnh còn bị đau nhói khi di chuyển hay hoạt động, khiến bạn khó có thể đi lại, chạy nhảy hay chơi thể thao. Việc thay đổi thời tiết đột ngột cũng khiến cơn đau dữ dội hơn. Mức độ đau giảm dần khi bạn nghỉ ngơi.
- Cứng và đau khớp cổ chân khi ngủ dậy: Sau giấc ngủ, đặc biệt là buổi sáng, người bệnh sẽ thường cảm thấy bị cứng khớp, khó để cử động cổ chân và đi lại.

- Cổ chân bị sưng đỏ: Khớp cổ chân và những vùng xung quanh bị sưng và tấy đỏ cho thấy tình trạng viêm đang xảy ra. Nếu bệnh không được khắc phục sớm thì dịch viêm có thể lan ra các khu vực lân cận. Tuy nhiên cũng có một số người bị đau khớp cổ chân không sưng.
- Xương khớp kêu lạo xạo: Ở bệnh nhân bị sưng khớp cổ chân, khi cử động hoặc di chuyển sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lắc rắc mà bạn có thể nghe được.
- Triệu chứng toàn thân: Ngoài những triệu chứng lâm sàng đặc trưng kể trên, bệnh viêm sưng khớp cổ chân còn có thể gây ra một số ảnh hưởng khác tới sức khỏe: Gây sốt nhẹ, khiến cơ thể mệt mỏi, ngại vận động,…
Bệnh viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Chuyên gia cho biết, viêm khớp cổ chân là một dạng rối loạn chức năng tại khớp, kích thích phản ứng viêm bào mòn sụn khớp và gây đau nhức. Nếu người bệnh không có các phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch cổ chân. Lúc này khả năng vận động và đi lại của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Ở một số trường hợp bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp gây khó khăn cho việc vận động. Nếu người bệnh ngại vận động trong thời gian dài sẽ khiến lượng máu lưu thông đến bộ phần này sẽ ít dần, lúc này các khớp cổ chân không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và oxy để phục hồi tổn thương sẽ tiến triển sang bệnh thoái hóa gây biến dạng xương, teo cơ hoặc thậm chí là tàn phế suốt đời.
Chẩn đoán viêm khớp cổ chân
Quá trình chẩn đoán viêm khớp mắt cá chân sẽ được bắt đầu bằng việc bác sĩ hỏi thăm về các triệu chứng của bạn cũng như tiền sử mắc bệnh. Hãy nói cho bác sĩ biết về tất cả các dấu hiệu bạn đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng cũng như thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện.
Bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra bên ngoài khớp để tìm kiếm điểm đau cũng như các dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như sưng, viêm khớp cổ chân. Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác ở khớp cổ chân để đánh giá phạm vi chuyển động của khớp và mức độ ảnh hưởng của bệnh tới khớp cổ chân.
Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện nhằm chẩn đoán nguyên nhân cũng như loại viêm khớp ảnh hưởng đến cổ chân. Bao gồm:
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể
- Xét nghiệm dịch khớp tìm vi khuẩn hay tinh thể axit uric
- Chụp X-quang, MRI, CT đánh giá mức độ tổn thương tại khớp bị bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ chân
Ngay khi nghi ngờ bản thân bị bệnh viêm khớp cổ chân, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi thăm người bệnh một số thông tin cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như tiền sử chấn thương trước đó, người thân trong gia đình có mắc bệnh viêm khớp không… Tiếp đó sẽ thực hiện khám lâm sàng và yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác mức độ bệnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,…
Dựa vào kết quả sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ chân được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc Tây y, dùng thuốc Nam,…
Chăm sóc tại nhà
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tự kiểm soát các triệu chứng viêm khớp cổ chân tại nhà. Các biện pháp điều trị thường nhằm các mục đích chính như:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Bảo vệ các khớp khỏi các chấn thương và căng thẳng không cần thiết
- Đến bệnh viện hoặc tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
Cụ thể, các biện pháp tự chăm sóc tình trạng viêm khớp cổ chân tại nhà, bao gồm:
- Theo dõi các triệu chứng, mức độ của cơn đau, sử dụng thuốc và kiểm soát các tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Kiểm soát các cơn đau bằng cách sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
- Duy trì các hoạt động thể dục, thể thao để kiểm soát các triệu chứng viêm khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Cân bằng các hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ để tránh khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các dưỡng chất có thể giúp người bệnh đạt được và duy trì được cân nặng hợp lý. Tránh sử dụng các loại thực phẩm tinh chế, chế biến sẵn và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có thể gây viêm nhiễm. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và nhiều chất chống oxy hóa để hỗ trợ quá trình chống viêm.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức do viêm khớp và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi. Tránh sử dụng caffeine, hạn chế tập thể dục trước khi đi ngủ và không sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất là 1 giờ.
- Không đứng quá lâu hoặc thực hiện các động tác gây tác động lên cổ chân trong một thời gian dài. Hãy thường xuyên nghỉ ngơi để giữ các khớp khỏe mạnh.
Điều trị bằng y học hiện đại
Đa số các trường hợp bị viêm khớp cổ chân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y để cải thiện tình trạng bệnh. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng giảm đau nhức giúp người bệnh có thể vận động một cách bình thường, đồng thời kiểm soát để bệnh không chuyển biến sang mức độ nặng hơn. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc giãn cơ bắp
- Thuốc chống viêm không chứa steroid
- Thuốc giảm đau thông thường
- Thuốc bổ, vitamin hoặc glucosamine
- Tiêm corticoid tại chỗ

Sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đau dạ dày, loãng xương, xơ vữa động mạch,… Vì vậy, khi sử dụng người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Phương pháp chữa bệnh khác
Sử dụng thuốc Tây y thường chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tức thời, vì vậy bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh phối hợp thêm nhiều phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của bản thân như:
- Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu: Đây là phương pháp chữa bệnh rất an toàn và mang lại hiệu quả tốt đối với những trường hợp bị viêm khớp cổ chân ở mức độ nhẹ. Lúc này, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị dưới sự hướng dẫn của chuyên gia mới có thể mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp chữa bệnh cuối cùng được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh phải tốn khoảng thời gian khá dài để tập luyện và phục hồi lại chức năng của khớp.
Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm khớp cổ chân
Bên cạnh những phương thuốc Tây y và Đông y đã được nghiên cứu và kiểm chứng, trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc mẹo giúp khắc phục chứng viêm khớp cổ chân.
Bạn có thể dễ dàng thực hiện các cách chữa bệnh này tại nhà với những nguyên liệu cực kỳ quen thuộc:
1. Rượu tỏi
Sử dụng tỏi để ngâm rượu. Sau đó dùng loại rượu thuốc này để xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp cổ chân sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng đau.

Cách làm rượu tỏi:
- Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc cắt nhỏ rồi cho vào ngâm với rượu trắng với tỷ lệ: cứ 40gr tỏi ngâm với 100ml rượu.
- Đậy kín nắp bình rượu, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 2 tuần là có thể lấy ra dùng.
2. Vỏ sầu riêng
Sau khi ăn xong sầu riêng thì giữ lại vỏ, rửa sạch và làm theo các bước sau đây:
- Tách vỏ sầu riêng thành từng phần nhỏ, đem phơi khô.
- Dùng vỏ sầu riêng đã phơi khô đun sắc lấy nước.
- Lấy nước này để uống giúp cải thiện bệnh viêm khớp cổ chân.
3. Bột quế cùng với mật ong
Uống nước mật ong pha bột quế sẽ giúp cải thiện chứng viêm khớp cổ chân. Với cách này, bạn chỉ cần pha nửa thìa mật ong, nửa thìa bột quế vào một cốc nước ấm rồi khuấy đều. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
Lưu ý: Những bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị.
Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tại nhà
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm khớp cổ chân mang lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời phòng tránh bệnh tái phát trở lại gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Khi gặp phải bất kỳ chấn thương nào trên cơ thể, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được hướng dẫn điều trị triệt để. Tránh tình trạng để lâu khiến vùng khớp bị tổn thương nghiêm trọng, gây viêm nhiễm và phát sinh biến chứng.
- Mỗi khi cơn đau nhức cổ chân xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả tốt như xoa bóp, massage, chườm nóng, chườm lạnh,…
- Người bệnh tuyệt đối không được hạn chế vận động để tránh tình trạng gây cứng khớp, co cứng gân xương,… gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tự phục hồi của khớp. Tốt nhất, bạn hãy cố gắng dành từ 10 – 20 mỗi ngày để đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập tốt cho cổ chân. Tập luyện sẽ có tác dụng duy trì độ linh hoạt của xương khớp và tăng độ chắc khỏe của cơ, từ đó giúp hạn chế gây áp lực lên xương khớp.
- Cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Chú ý tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi,… đây là những yếu tố vi lượng rất cần thiết cho xương khớp và quá trình phục hồi của xương.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh như thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn mặn chứa nhiều muối, bột mỳ, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
- Nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý để tránh gây áp lực lớn lên cổ chân. Thường xuyên thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.

Trên đây là các thông tin cần thiết về bệnh viêm khớp cổ chân bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh, hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Ngay khi thấy cơ thể có các triệu chứng của bệnh, bạn hãy đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách, tuyệt đối không được chủ quan để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!