Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là một trong những phương pháp hiện đại. Mục đích của việc áp dụng phương pháp này là giúp cải thiện chức năng của dây chằng, sụn, gân, cơ và ổ khớp ở đầu gối nhờ vào đặc tính tự nhiên của máu.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối được xem là phương pháp điều trị giúp cải thiện các biểu hiện bệnh thoái hóa khớp gối, đồng thời ngăn ngừa phát sinh các biến chứng. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng phương pháp chữa trị này, người bệnh nên tham khảo các thông tin về chỉ định, hiệu quả cũng như quy trình điều trị.
Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?
Huyết tương chính là chất lỏng trong máu, có chức năng vận chuyển các tế bào máu trắng và đỏ di chuyển theo dòng máu dễ dàng. Huyết tương có thành phần chính gồm các chất dinh dưỡng, protein, kháng thể.
Cấu trúc của tiểu cầu tương tự với tế bào máu trắng và đỏ, có chức năng hoạt động giống như thành phần bình thường trong máu. Tiểu cầu không có tác dụng chữa bệnh và phục hồi khi tồn tại độc lập. Tuy nhiên, nếu thành phần này tiết ra các hoạt chất có yếu tố tăng trưởng cùng với protein sẽ điều chỉnh quá trình phân chia tế bào, hỗ trợ làm lành các môn bị tổn thương, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới.
Ngoài ra, tiểu cầu còn có chức năng đông máu, do đó những trường hợp bị khiếm khuyết tiểu cầu, ít tiểu hoặc thường bị mất máu nhiều khi bị chấn thương hay các vết cắt da.
Đối với phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối với huyết tương giàu tiểu cầu, bác sĩ chuyên khoa có thể tiêm thành phần này trực tiếp vào khớp gối bị tổn thương do bệnh lý gây ra.
Mục tiêu của phương pháp điều trị:
- Kích thích tăng sản xuất dịch khớp, chất lỏng hỗ trợ hoạt động bôi trơn đầu khớp và hạn chế ma sát, tổn thương hiệu quả.
- Hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển các mô sụn mới, từ đó góp phần cải thiện các chức năng của khớp gối.
- Làm chậm và ức chế quá trình viêm khớp, cải thiện và ngăn ngừa phát sinh các tổn thương ở sụn khớp.
- Chứa protenin giúp làm thay đổi những thụ thể đau ở bệnh nhân, từ đó khắc phục cơn đau nhức ở khớp gối hiệu quả.
Huyết tương giàu tiểu cầu có thể được trích từ nguồn máu của bệnh nhân. Các mũi tiêm chữa thoái hóa khớp gối thông thường sẽ chứa tiểu cầu có nồng độ máu cao hơn so với nồng độ bình thường của máu.

Chỉ định và chống chỉ định khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Không có hướng dẫn cũng như đối tượng cụ thể có thể điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu. Tuy nhiên, thông thường bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp cho các trường hợp như:
Đau khớp gối nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bảo tồn như vật lý trị liệu, thuốc chống viêm, tiêm steroid không mang lại hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, một số đối tượng có thể không thích hợp với liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị thoái hóa khớp gối, bao gồm:
- Có một tình trạng y tế có thể trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng khi tiêm thuốc, chẳng hạn như nhiễm trùng, các bệnh lý di căn hoặc các bệnh viêm da
- Rối loạn chảy máu và đông máu
- Đang tiến hành điều trị bằng các liệu pháp chống đông máu hoặc ngừng điều trị tạm thời
- Bệnh nhân thiếu máu
- Phụ nữ mang thai
Bên cạnh đó, bệnh nhân dị ứng với sữa bò và các sản phẩm từ sữa nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện liệu pháp. Đôi khi bệnh nhân có thể phản ứng với các chất phụ gia, ví dụ như thrombin có nguồn gốc từ bò.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân được tiêm thuốc trong phòng đã được vô trùng và các dụng cụ y tế cần được đảm bảo yếu tố khử trùng sạch sẽ. Song việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trị thoái hóa khớp gối cần được thực hiện đúng kỹ thuật để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra. Dưới đây là quy trình thực hiện liệu pháp PRP cơ bản:

- Bước 1: Thăm khám sức khỏe tổng thể trước khi tiêm
Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích rõ hơn phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu, kỹ thuật thực hiện, thời gian khôi phục, tác dụng phụ thường gặp và những yếu tố rủi ro có khả năng xảy ra. Song song, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng thể, hồ sơ bệnh án cũ để nắm rõ tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
- Bước 2: Tiến hành lấy mẫu và chiết tách
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên tiến hành lấy khoảng 30 – 50ml máu từ chính người bệnh. Sau đó đem mẫu máu vừa lấy tiến hành ly tâm 2 lần trong khoảng 8 phút để loại bỏ hồng cầu và bạch cầu để thu lượng huyết tương có chứa tiểu cầu.
- Bước 3: Tiến hành tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối
Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chế phẩm đã được chiết tách trở lại cho bệnh nhân. Trong việc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào khu vực khớp gối bị tổn thương.
- Bước 4: Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau khi tiêm
Sau khi tiêm, bác sĩ sẽ kiểm tra vết tiêm có bị rò rỉ hay chảy máu nhiều không. Đồng thời, xem phản ứng của cơ thể để chắc chắn bệnh nhân không gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào trước khi ra về. Ngoài ra, bác sĩ có thể dặn dò thêm mũi tiêm tiếp theo và biện pháp tự chăm sóc bệnh tại nhà.
Thông thường, mỗi bệnh nhân cần tiêm đủ 3 mũi tương ứng với khoảng thời gian khác nhau trong mỗi liệu trình. Khoảng cách giữa các mũi tiêm có thể có sự thay đổi tùy vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian phục hồi có thể là hai tuần hoặc kéo dài đến vài tháng khi kết thúc liệu trình. Vấn đề này có thể bị chi phối bởi tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương ở mỗi bệnh nhân.
Ưu điểm và hạn chế của liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu
Tương tự như các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu có những ưu điểm vượt trội nhưng cũng tồn tại các mặt hạn chế nhất định.

1. Ưu điểm
Huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp tự thân do xuất phát từ chính cơ thể của người bệnh. Do vậy nên huyết tương được hấp thu dễ dàng, ít xảy ra sốc phản vệ hay các rủi ro khác.
So với những biện pháp khác, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Chẳng hạn như:
- Vật lý trị liệu: Mặc dù biện pháp này khá an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe chung, tuy nhiên ở một số trường hợp phương pháp này hầu như không thể cải thiện và kiểm soát các triệu chứng.
- Tiêm Cortisone: Tiêm Cortisone được chứng minh là có khả năng giảm đau xương khớp nhanh chóng. Tuy nhiên tiêm thường xuyên có thể làm suy yếu dây chằng và gân ở xung quanh khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn gây ra nhiều bất lợi đối với các sụn khớp khỏe mạnh.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid – NSAID: Nhóm thuốc này có thể giảm đau và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể gây ra các vấn đề về tim, huyết áp và dạ dày.
- Phẫu thuật: Can thiệp ngoại khoa có thể giải quyết được nguyên nhân gốc rễ. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải phục hồi chức năng lâu dài và đi kèm với những biến chứng hậu phẫu (cục máu đông, nhiễm trùng, trật khớp,…).
Vì thoái hóa khớp gối không thể chữa trị dứt điểm nên việc áp dụng phương pháp tự thân luôn được các bác sĩ cân nhắc. Tuy nhiên người bệnh cần xác định huyết tương tiểu cầu không phải là thuốc điều trị. Vì vậy, bác sĩ có thể kết hợp với các phương pháp điều trị nội khoa và chế độ sinh hoạt để đạt kết quả tốt nhất.
2. Hạn chế
Mặc dù các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy huyết tương giàu tiểu cầu kích thích tái tạo tế bào, tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải được nguyên lý hoạt động của tiểu cầu.

Bên cạnh đó, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào thành phần của huyết tương giàu tiểu cầu. Do đó kết quả có thể không đồng nhất ở tất cả các bệnh nhân.
Chi phí điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu
Như vừa mới đề cập, một liệu trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trị thoái hóa khớp gối gồm 3 mũi tiêm và khoảng cách giữa các lần tiêm là 1 – 2 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chi phí của mỗi lần tiêm khoảng 3.850.000 đồng và tổng chi phí toàn bộ liệu trình là 11.550.000 đồng. Khoản tiền này chưa bao gồm các khoản thăm khám và phát sinh thêm.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, không phải mức giá ấn định của đơn vị y tế nào. Do đó, sẽ có những sự chênh lệch từ vài trăm đến vài triệu trên tổng chi phí điều trị. Để biết chính xác chi phí điều trị, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị y tế dự định thăm khám.
Chăm sóc sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Bệnh nhân có thể được yêu cầu dùng thuốc trong vài ngày và tránh gây căng thẳng lên khớp. Bác sĩ có thể đề nghị bạn:
- Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm để làm giảm cơn đau và sưng do huyết tương giàu tiểu cầu gây ra.
- Mang nẹp để bảo vệ và cố định khớp bị ảnh hưởng. Một số trường hợp có thể được khuyến khích dùng nạng.
- Sử dụng miếng gạc lạnh vài lần một ngày trong 10 – 20 phút để giúp giảm đau và sưng sau khi tiêm.
Nếu làm những công việc không đòi hỏi vận động mạnh, bạn có thể trở lại làm việc vào ngày hôm sau. Tuy nhiên nếu bạn làm những công việc nặng nhọc, bác sĩ có thể đề nghị bạn nghỉ ngơi vài ngày trước khi quay lại làm việc.
Mặc dù thuốc chống viêm thường được sử dụng để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Dùng thuốc tùy tiện có thể gây ra tình trạng chảy máu bất thường.
Sau khi thực hiện tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, bạn có thể được chỉ định vật lý trị liệu. Thực hiện các bài tập đơn giản có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Tác động này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.
Trên đây là các thông tin chi tiết về phương pháp chữa thoái hóa khớp gối với huyết tương giàu tiểu cầu. Cũng giống với những phương pháp điều trị khác, việc tiêm huyết tương vào tiểu cầu có thể phát sinh một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Do đó, trước khi quyết định thực hiện, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích cũng như rủi ro của liệu pháp nhằm lựa chọn giải pháp chữa trị hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!